Phối giống cho thỏ: đẻ nhiều con

Thứ 5, 19/01/2017 | 15:29 GMT+7

Thỏ phối giống nhiều lần vẫn không thụ thai do một số hiện tượng bất thường trong sinh sản như sau:

Phối giống cho thỏ: đẻ nhiều con 

Chửa giả:

Khi thỏ cái động dục, nếu có những tác nhân kích thích làm thần kinh hưng phấn như thỏ cái nhảy lẫn nhau, con đực nhảy mà không xuất tinh hoặc tinh yếu… đều gây kích thích làm trứng chín rụng, hình thành quá trình tiết hoócmôn ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo và có mọi biểu hiện như chửa thật. Để đề phòng hiện tượng chửa giả, cần nhốt riêng con thỏ hậu bị từ 4 – 5 tháng tuổi trở lên, thỏ đực giống phải đủ tuổi, đủ trọng lượng, thành thục về tính dục, cớ khả năng thụ tinh mới cho phối giống.

Vô sinh:

Thường biểu hiện ở hai dạng, lâu ngày không động dục hoặc động dục được phối giống nhiều lần vẫn không thụ thai.

Có rất nhiều nguyên nhân:

Con đực non hay quá già, yếu sinh lý, bệnh về đường sinh dục…

Con cái bị bệnh về đường sinh dục như buồng trứng, tử cung…

Nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng, nhất là đạm, muối khoáng và sinh tố A, D, E…

Thức ăn quá nhiều tinh bột, thỏ quá mập, tích luỹ nhiều Mỡ ở cơ quan nội tạng, nhất là cơ quan sinh dục, có khi mổ bị hoá buồng trứng nên thỏ không động dục và không rụng trứng được.

Nuôi nhốt trong lồng quá chật chội, ngột ngạt, ẩm thấp, tối tăm hoặc nắng nóng, mưa tạt gió lùa… đều làm cho thỏ không động dục.

Thỏ đực giống Hiện tượng vô sinh do môi trường, cách chăm sóc nuôi dưỡng thì khắc phục được, trường hợp do bệnh tật xét thấy không điều trị được thì nên thải loại sớm. Muốn biết thỏ có thai thì phải khám, khám thai là biện pháp kỹ thuật xác định thỏ có bầu thật hay giả chính xác, an toàn và hiệu quả kinh tế (vì thỏ hay có hiện tượng chửa giả).

Có thể khám thai vào ngày thứ 12 sau khi phối giống bằng cách nắn vuốt thai nhẹ nhàng trong tử cung qua thành bụng ỏ vùng xương chậu gần cột sống. Nếu thỏ chửa thì thấy thai mềm ở dạng hòn cục nhỏ bằng củ đậu phộng di chuyển qua lại trong tử cung. Tuy nhiên, cần phân biệt thai với những viên phân cứng ở trực tràng cùng vị trí đó nhưng trực tràng gần xương sống hơn.

Xem thêm: 
>>> Bệnh tụ huyết trùng ở thỏ nuôi 
>>> Nuôi và chăm sóc thỏ cảnh mini 
>>> Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản hiệu quả

Chia sẻ

Động vật hoang dã

Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen
Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

983 view | Thứ 2, 21/10/2019 | 08:12 GMT+7

Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ
Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

935 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 11:15 GMT+7

Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn
Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn

1400 view | Thứ 6, 11/10/2019 | 11:00 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao

901 view | Thứ 5, 10/10/2019 | 15:11 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1664 view | Thứ 7, 24/08/2019 | 10:13 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

8 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

57 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

62 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Động vật hoang dã


TOP VIEW