Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật cấy phôi nấm linh chi dễ làm nhất

Bạn muốn biết cách làm phôi nấm linh chi và chăm sóc nấm linh chi như thế nào? Tham khảo bài viết bên dưới đây để có câu trả lời nhé.

Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau sạch miệng chai giống, bóc tách lớp màn trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.

1. Thời vụ nuôi trồng Linh chi:

Có thể nuôi trồng linh chi quanh năm nhưng chú ý mùa nước mặn.

2. Nguyên liệu và phương pháp xử lý nguyên liệu:

Nguyên liệu:

Linh chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra, còn có thể trồng nấm linh chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuộc họ thân thảo.

Tiến hành làm phôi nấm linh chi

Chuẩn bị:

– Mùn cưa của các loại gỗ trên.

– Túi nylon chịu nhiệt, kích thước: 25x35cm.

– Bông nút, nút cổ,…

– Các phụ gia: bột nhẹ: 1%, cám gạo, bột bắp, nước sạch,…

– Mùn cưa được tạo ẩm và ủ (trộn mùn cưa với nước vôi 1%, đủ ẩm, ủ 15-20 ngày).

– Sau đó phối trộn thêm các phụ gia đóng vào túi theo kích trên sao cho trọng lượng túi đạt từ 1,1-1,4 kg đưa vào thanh trùng.

Sau đó, bạn thanh trùng để phôi không bị nhiễm khuẩn hoặc ẩm mốc. Có hai phương pháp thanh trùng phôi nấm

Phương pháp 1: Hấp cách thủy ở nhiệt độ 100°C, thời gian kéo dài từ 10 -12h.

Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất ở nhiệt độ 120-125°C, trong thời gian 180-240 phút.

>>> Xem thêm: Cách trồng nấm linh chi trên thân cây gỗ

Tìm hiểu kỹ thuật cấy phôi nấm linh chi dễ làm nhất

Cấy giống nấm linh chi

Chuẩn bị:

Phòng cấy: Phòng cấy giống phải sạch (được vệ sinh định kỳ bằng formol, javel,…).

Dụng cụ cấy: que cấy, panh kẹp, đèn côn, bàn cấy, cồn sát trùng,…

Nguyên liệu: đã được thanh trùng và để nguội.

Giống: Sử dụng hai loại giống, chủ yếu là hạt và cọng mì.

Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm mốc, vi khuẩn, nấm dại,…

Cấy giống:

Phương pháp 1: Cấy trên cọng mì:

Với phương pháp này, cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính từ 1,8-2cm và sâu 15-17cm.

Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.

Phương pháp 2: Cấy giống nấm trên cơ chất hạt.

Sử dụng giống linh chi trên hạt, dùng que cấy khều nhẹ giống cho vào túi nguyên liệu sau cho đều trên bề mặt túi, tránh làm dập nát giống.

Lượng giống: 10-15gr/túi nguyên liệu.

*Chú ý: giống phải đảm bảo đúng tuổi.

Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau sạch miệng chai giống, bóch tách lớp màn trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.

Trong quá trình cấy, chai giống phải để nằm ngang.

Sau khi cấy giống phải đậy nút bông lại ngay, chuyển túi vào khu vực nuôi ủ tơ.

Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.

Ươm túi nấm linh chi

Chuẩn bị khu vực ươm:

Nhà ươm túi phải đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75-85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ từ 20-30oC.

Ươm túi:

Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá miệng túi lên phía trên hoặc treo bịch sao cho miệng túi quay ngang. Khoảng cách giữa các túi từ 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để đi kiểm tra.

Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.

Khoảng 20-25 ngày, sợi nấm mọc được 1/3-1/2 bịch nấm, có sự hình thành quả thể ở miệng nút bông, cần tiến hành nới nút bông ở cổ nút, chỉ để lại 1/5 lượng nút bông ban đầu cho nấm mọc qua cổ nút không bị kẹt.

Trong quá trình sợi nấm phát triển, nếu thấy có túi bị nhiễm cần loại bỏ ngay khỏi khi vực ươm trồng, đồng thời tìm nguyên nhân để khắc phục:

+ Túi bị nhiễm bề mặt: phần lớn do thao tác cấy và phòng giống ô nhiễm.

+ Túi bị nhiễm từng phần hay toàn bộ có thể do thanh trùng chưa đạt yêu cầu

Trên đây là những hướng dẫn cách làm phôi nấm linh chi và kỹ thuật làm phôi nấm linh chi. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có được kiến thức về cấy phối nấm linh chi, trồng nấm linh chi đơn giản mà hiệu quả nhất. 

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng