Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật trồng sen lấy hạt

Cây sen được trồng nhiều nơi. Chúng sống được ở các loại đất trũng (trừ các vùng khả năng trong mùa nắng bị nhiễm mặn). Tuy nhiên, khi trồng thâm canh, ruộ̣ng trồng cần được gia cố bờ bao hoàn chỉnh để khống chế, giữ được mức nước trong ruộng theo yêu cầu kỹ thuật của từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.

Đất trồng sen cần cày bừa kỹ, mặt ruộng phải bằng phẳng để dễ thâm canh. Khi trồng sen cần chú ý các biện pháp kỹ thuật sau:

Xem thêm: >>> Kỹ thuật trồng và chăm sóc sen lấy củ

Tìm hiểu kỹ thuật trồng sen lấy hạt

1. Chọn giống, cách trồng:

Cây sen hiện có 2 giống phổ biến: Giống dùng lấy hạt có kích thước thân, lá, hoa, gương to hơn, đặc biệt hoa có màu hồng sậm, dân gian thường gọi là “Sen Trâu”. Giống trồng lá ngó ngược lại, thân, lá, hoa, gương nhỏ hơn, hoa có màu hồng phấn. Do vậy, khi trồng cần chú ý chọn đúng giống.

Cây sen giống đem trồng phải đạt tiêu chuẩn: Có 2 lá mập, khỏe, đường kính lá lớn của cây giống là 30cm, không để cây bị dập lá hay gãy cọng hoặc gãy thân ngầm (ngó). Các chỉ tiêu này liên quan chặt chẻ đến tỷ lệ sống của cây khi trồng. Nếu cây giống được chọn lọc và bảo quản tốt khi trồng tỷ lệ sống cao.

Cách trồng: Cây con sau khi nhổ từ ruộng sen phải được giữ nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời bức xạ làm cho cây khô héo, đem cấy ra ruộng đã cày bừa xong cần nhẹ nhàng để tránh gãy ngó (thân ngầm). Không nên trồng quá sâu cây lâu bén. Không nên quá nông cây dễ bị nổi. Khoảng cách trồng 2m x 2m/cây. Mật độ 2.500 cây/ha.

Cần khống chế mực nước trong ruộng 20-25 cm trong thời gian mới trồng, giúp cây mau bén rễ.

Sau khoảng 10 ngày sau cần theo dõi và trồng dặm liền. Sau đó, cho mực nước tăng dần theo sự sinh trưởng của cây. Mực nước trong ruộng cần khống chế ở mức 40-50cm là tốt nhất.

2. Bón phân:

Số lượng phân bón sử dụng cho 1 ha/vu:

– Super lân: 400kg, DAP: 500kg, NPK 16-16-8: 300kg, chia làm các lần bón như sau:

– Lót trước khi trồng (lúc làm đất): 400kg Super lân

– Thúc lần 1: 15 NST (ngày sau trồng),  50kg DAP

– Thúc lần 2: 30 NST, 50kg DAP

– Thúc lần 3: 45 NST, 50kg DAP

– Thúc lần 4: 60 NST, 50kg DAP

– Thúc lần 5: 75 NST, 50kg DAP + 50kg NPK

Các lần sau cứ 15 ngày bón 50kg NPK +50kg DAP cho đến hết 300kg DAP + 300kg NPK

Chú ý: Cần thay nước trước khi bón phân và khống nước ở mức tốt nhất.

3. Sâu bệnh:

Trong giai đoạn đầu trước và chuẩn bị cho hoa cây sen dễ bị nhện đỏ, và bọ trỉ gây hại. Chúng thường bám trên cuống lá, hoa chích hút làm lá nhăn, teo lại, nếu bị nặng chúng làm khô lá, hoa hạn chế sinh trưởng cũng như năng suất.  Nên cần xử lý bằng thuốc hóa học, có thể dùng Trebon  pha với nồng độ 20cc/bình/8lít phun phía dưới lá, bông.

Bên cạnh đó, cây sen thường bị sâu xanh  và một số loại sâu ăn tạp khác phá hại nặng trên lá. Chúng thường đẻ trứng theo từng ổ, sâu non mới nở ra tập trung trên 1 – 2 lá ăn phần thĩa lá phía dưới rất dễ nhận diện trong quá trình thu hoạch trái chúng ta có thể giết chúng bằng tay. Nếu  sâu ăn lá phát sinh nhiều thì xử lý bằng thuốc hóa học như Sherpa. Decis  lượng dùng 10cc/bình/8 lít.

Khi cây đã ra hoa vào giai đoạn thu hoạch cần hạn chế sử dụng thuốc.

4. Thu hoạch:

Khi sen già trên đỉnh hạt xuất hiện màu đen, ở cuống của gương sen  có màu hồng thì thu hoạch được. Nên thu hoạch 2 ngày/lần để hạn chế hái sót tạo sen quá lứa khó chế biến vì sen già rất nhanh.

Khi thu hoạch trái thì kết hợp loại bỏ lá ở ngay cùng vị trí cuống, bông (cây sen có đặc tính từ mắt ở thân ngầm cây sẽ cho 1 cuống mang lá và một cuống mang bông) để giúp cây phát triển tiếp vì lá này sau khi đã thu gương nó trở nên vô hiệu. Nếu để chúng phát triển tiếp tạo sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với các lá khác nhất là các nơi phát triển ảnh hưởng lớn đến năng suất sau này.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng