1. Nhiệt độ trồng hoa lan:
Không giống với một số loài hoa khác, phong lan được chia thành nhiều loại khác nhau theo từng vùng địa lý là lan nhiệt đới, á đới và ôn đới, mỗi loại lan này có đặc điểm sinh trưởng khác nhau tuy nhiên trong thời kỳ nảy mầm, lên cây con thì người trồng lan cũng phải đảm bảo được nhiệt độ cuối xuân đến đầu thu vào ban ngày là 18-30°C, còn ban đêm là 16 đến 20°C, trường hợp bạn để môi trường sống của lan dưới 5°C hay trên 35°C thì lan đều phát triển chậm hoặc không phát triển.
Lan nhiệt đới và lan ôn đới có nhiệt độ trong thời kỳ sinh trưởng khá giống nhau tuy nhiên vào mùa đông yêu cầu nhiệt độ của hai loại lan này lại khác xa nhau. Đối với lan nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ của hai loại lan này lại khác xa nhau. Đối với lan nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ vào mùa đông là 16 đến 18°C ban ngày và 14°C ban đêm, còn đối với lan á nhiệt đới thì yêu cầu nhiệt độ ban ngày là 13đến 15°C và ban đêm là 10 đến 11°C.
Khi lan ôn đới và á nhiệt mọc trên núi cao thì nhiệt độ yêu cầu cho ban ngày là 7°C và ban đêm là từ 0-3°C. Những loại lan Bắc Á hay những loại lan mọc trên núi cao như lan độc toán, xuân lan có đặc tính ngủ đông vì vậy bạn chỉ cần đảm bảo nhiệt độ 0-5°C trong giai đoạn xuân hóa nếu không cây sẽ khó ra hoa.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu Kỹ thuật trồng Lan ngọc điểm
2. Ánh sáng để trồng hoa lan:
Để phong lan có thể quang hợp được thì ánh sáng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó có tác động đến các giai đoạn mọc nhánh, sinh trưởng, ra hoa và nở hoa của lan tuy nhiên đối với các loại lan có đặc tính sống trong rừng, ở những nơi hoang dã, cây cối rậm rạp, um tùm thì nó không có điều kiện ánh sáng đầy đủ như những loài lan khác. Vì vậy dựa trên đặc điểm này người ta phân lan ra thành 3 loại để đáp ứng được yêu cầu về ánh sáng của nó đó chính là lan ưa nắng, không ưa nắng, và loại sống ở môi trường râm mát.
Đối với loại lan ưa nắng bạn không nhiều hoặc chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ ánh sáng ví dụ như lan trúc là 30 đến 40%, lan bán âm (Vanda, Thạch hộc) là 50 đến 70%, lan tính âm (các loại lan truyền thống) là 85 đến 90%... yêu cầu ánh sáng của lan có điểm bão hòa vì vậy đến một lúc nào đó việc cung cấp ánh sáng không còn có tác dụng gì đối với lan.
Theo kết luận của các nhà chuyên môn thì ánh sáng thích hợp nhất dành cho lan chỉ khoảng chừng 4.000 đến 5.000lux như tỷ lệ nảy chồi, ra hoa và màu sắc lá sẽ đạt đến mức tốt nhất.
Yêu cầu ánh sáng của lan cũng tuân theo một quy luật, thông thường lan địa sinh yêu cầu ánh sáng nhiều hơn lan phụ sinh, lan lá lớn cần nhiều hơn lan lá nhỏ, những nơi thấp hơn mực nước biển cũng có yêu cầu ánh sáng nhiều hơn những nơi cao hơn mực nước biển.
Vào mùa hè bạn có thể để ánh nắng trước 7 giờ chiếu trực tiếp vào lan vì nắng ban mai khá yếu, sẽ không làm cho cây bị vàng lá, sau 7 giờ bạn phải cung cấp mái che cho cây. Trước thời điểm tiết Thanh Minh bạn phải cung cấp nhiều ánh sáng để giúp cho bộ rễ, chồi, lá của lan có thể phát triển được khỏe mạnh, đến sau Bạch Lộ tiết trời trở lạnh, cây con đa phần đã lớn, bạn có thể cung cấp ánh sáng nhiều hơn để giúp cây ra hoa, tích lũy dưỡng chất ở phần rễ sẽ giúp cây sinh trưởng vào các mùa kế tiếp.
3. Độ ẩm không khí để trồng hoa lan:
Hầu hết các loại phong lan hiện nay đều được sống trong môi trường nhiệt đới có độ ẩm của không khí từ 70% đến 90 % và á nhiệt đới như ở trung quốc với độ ẩm không khí là 60-80%, vào mùa đông độ ẩm này có thể giảm xuống còn 40-50% chính vì vậy trong thời kì sinh trưởng người trồng buộc phải đảm bảo độ ẩm không khí cho lan là 70%, không được để quá khô hoặc quá ẩm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Ngoài ra độ ẩm không khí của lan còn phụ thuộc vào từng chủng loại, thời tiết, mùa, thời kỳ sinh trưởng khác nhau, Nếu là lan truyền thống mọc ở vùng núi cao hay các thung lung thì độ ẩm của nó khá thấp vào tầm tháng 2 và tháng 3 vì vậy bạn phải đảm bảo độ ẩm cho cây là 70-80%. Thời điểm cuối xuân đến cuối thu là lúc mưa nhiều, trong rừng còn thường xuyên đọng sương mù nên độ ẩm khá cao, khoảng từ 80% trở lên.
Độ ẩm không khí của lan phụ sinh cao hơn lan địa sinh, lan nhiệt đới cao hơn lan ôn đới, thời kỳ cây sinh trưởng yêu cầu độ ẩm cao hơn thời kỳ cây nghỉ, ban ngày cần độ ẩm cao hơn ban đêm… dựa trên những yêu cầu đó bạn cần phải tạo được một môi trường có độ ẩm không khí thích hợp cho cây ví dụ như lắp hệ thống phun sương, đo nhiệt kế để điều chỉnh độ ẩm hợp lý…
4. Nước để trồng hoa lan:
Mặc dù có tính ưa ẩm ướt nhưng phong lan lại rất dễ bị ngập úng điều đó lí giải vì sao các loài lan sinh trưởng trong rừng đều mọc ở khe núi, thung lũng, vách đá, các tầng đất mòn… những nơi này có hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao đồng thời chúng có địa hình dốc nen không xảy ra tình trạng ngập úng.
Ở giai đoạn mọc rễ, mọc chồi hay sinh trưởng là lúc mà lan cần nhiều nước nhất vì vậy người trồng lan cần phải đảm bảo đáp ứng được lượng nước cho cây đủ trong thời gian này. Còn đối với những thời điểm khác lượng tiêu hao nước của chúng không nhiều nên việc điều tiết lượng nước là vô cùng quan trọng, nếu bạn cung cấp quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng, thối rễ…
5. Gió
Lan đa phần đều sống ở những môi trường nhiều gió, loại lan phụ sinh mọc ở trên cây hay vách đá có bộ rễ lộ ra ngoài, thoáng khí. Thoáng gió, đảm bảo khả năng quang hợp, điều tiết nhiệt độ cũng như giảm phát sinh sâu bệnh cho cây.
Muốn lan phát triển bạn không được đặt chúng ở khu vực có khói lan, bụi bẩn.. vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây, tuy nhiên cũng lưu ý khi trồng lan trong nhà bạn không được đóng hết các cửa sổ vì như vậy nó sẽ làm giảm điều tiết độ ẩm, ngăn ánh sáng và làm cho cây không thể sinh trưởng và phát triển được.
6. Chất liệu môi trường nuôi cấy để trồng hoa lan:
Đối với lan tự nhiên có môi trường sống thoáng khí, ẩm và không tích nước vì vậy bạn cũng phải đảm bảo giá thể khi trồng lan tự nhiên cũng hội tụ những yêu cầu trên. Đối với lan địa sinh bạn có thể dùng bùn hoa lan để trồng, đây là loại bùn ở trên mỏm đá hay vách núi.
Bạn cũng có thể sử dụng loại đất bị phong hóa hay cỏ bụi để làm giá thể khi trồng lan, loại đất này có ưu điểm là tơi xốp, thoáng khí, độ pH, hàm lượng Kali, phốt pho đều đảm bảo đáp ứng yêu cầu choc ho lan địa sinh, tuy nhiên bạn phải bổ sung thêm Nito cho chúng.
Hiện nay một số loại giá thể mới dành cho lan ngoại cũng được nhiều người sử dụng ví dụ như rêu, dương xỉ, vỏ cây, vỏ dừa… chỉ cần đảm bảo được môi trường thông thoáng, không phản ứng hóa học thì nó có thể làm giá thể cho lan
7. Phân bón hóa học để trồng hoa lan:
Phân bón hóa học cho lan đa phần có các nguyên tố như đạm, phốt pho, kali. Đạm là nguyên tố nhằm để thúc đẩy cho cây phát triển, nếu không cung cấp đủ lượng đạm cây sẽ xả ra hiện tượng vàng lá hoặc phát triển chậm. Đối với phốt pho là loại phân bón giúp cho rễ cây lan phát triển mạnh, sử dụng trong trường hợp người trồng muốn thúc đẩy cho cây ra chồi non, chồi hoa…
Kali là loài phân bón giúp giả hành thêm khỏe, chống lại sự tấn công của sâu bệnh. Nếu thiếu chất này cây sẽ trở nên yếu ớt, lá rủ mềm và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây. Kali là một yếu tố có trong than củi , cỏ khô…