Xem thêm: >>> Cách làm thức ăn cho cá chép tại nhà
Tụ chế biến thức ăn cho cá bảo đảm cho cá đủ dinh dưỡng và phát triển tốt, đồng thời cũng giảm được một khoản chi phí không cần thiết do phải mua thức ăn cho cá. Người nuôi trồng thủy sản nên dùng những nguồn động, thực vật có sẵn để chế biến thức ăn, giảm chi phí chăn nuôi, không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Nguyên liệu thường dùng
Nhóm nguyên liệu tươi: có nguồn gốc động vật bao gồm cá tạp, ốc, tôm tép, giun..., có nguồn gốc thực vật như rau, bèo, cỏ, lá xanh... Nhóm nguyên liệu tươi thường được chế biến cho cá ăn ngay trong ngày hoặc ủ lên men rồi cho ăn, cũng có khi cho ăn ngay, trực tiếp.
Nguyên liệu khô: có nguồn gốc thực vật bao gồm các loại hạt như ngô, thóc, gạo, đậu tương, sắn..., có nguồn gốc động vật như bột cá, thịt, xương, cám gạo, đậu nành... Các nguyên liệu này có thể cho cá ăn trực tiếp, gọi là thức ăn đơn, như khi cho cá ăn bột ngô, đậu nành, cám... Khi hai hay nhiều nguyên liệu này được trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định rồi mới cho cá ăn thì được gọi là thức ăn chế biến (thức ăn tổng hợp), ví dụ như khi trộn bột ngô với bột cá....cần được nghiền nhỏ các hộ chăn nuôi có thể dùng máy băm nghiền đa năng 3A để nghiền nhỏ các nguyên liệu thành bột mịn (tăng cường khả năng tiêu hóa của cá), phơi khô, cho ăn dần, như bột ngô, bột cám gạo, bột sắn. Khi cho cá ăn mới trộn thêm bột cá, khô đậu tương hoặc khô.
Một số cách chế biến và cho ăn
Ở dạng viên, các nguyên liệu khô được phối trộn theo công thức, sau đó trộn với nước đến đủ ẩm rồi đưa vào máy ép viên. Sau khi tạo viên xong, thức ăn được phơi nắng hoặc sấy khô rồi đóng bao cho cá ăn dần. Hiện nay Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú đã sản xuất được loại máy ép cám viêndạng nổi, các hộ nuôi thủy sản có thể mua vì loại máy này có ưu điểm là rẻ tiền, gọn, dễ sử dụng và công suất phù hợp với quy mô sản xuất trong gia đình.
Phương pháp đơn giản nhất là trộn nguyên liệu (dạng bột) với một ít nước sạch (sao cho có thể nắm lại thành nắm chừng 40%): cám gạo, bột ngô, thóc nghiền, bột đỗ tương, khô dầu (lạc, đỗ tương) nghiền nhỏ, trộn đều, nắm thành các nắm, cho xuống sàng ăn cho ăn hằng ngày; lượng thức ăn từ 2 đến 4% tổng khối lượng cá/ngày. Cũng với nguyên liệu đó có thể cho thêm 2 - 4% bột sắn cho tăng độ kết dính, sau đó đun chín, nặn hoặc cắt thành miếng cho cá ăn. Có thể cấy men (men rượu, men bánh mì, men bia) trộn và ủ thức ăn để cho cá ăn ngay. Hoặc ủ, lên men nguyên liệu rồi dùng máy ép đùn tạo thành viên, sau đó phơi khô hoặc sấy để dùng dần.
Các loại bột mịn nấu chín thành dạng chất loãng dùng cho cá bột. Trộn các nguyên liệu dạng bột với các loại nguyên liệu tươi nấu chín thành dạng đặc để cho các loại cá ăn. Chế biến thức ăn lên men, các loại nguyên liệu được nấu chín hoặc trộn đủ ẩm, cấy giống nấm men, ủ kín 3-5 ngày. Các loại thức ăn ủ men có đặc điểm là có mùi vị thơm, giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và kích thích tính thèm ăn của cá. Loại thức ăn này không thể bảo quản lâu nên mỗi lần ủ cho cá ăn trong khoảng 2-3 ngày.