Vị trí đặt cây Trầu Bà leo
Trầu Bà leo hay cây Pothos bao gồm Trầu Bà Xanh, Trầu Bà Vàng, Trầu Bà Cẩm Thạch, … đa số là những cây có kích thước không quá lớn nên bạn có thể đặt ở nhiều nơi tùy thích. Cây thường được chọn làm cây để bàn làm việc, kệ sách, ban công, cửa sổ, … Một số người trồng biến tấu, cho cây leo lên phủ kín bức tường hoặc trồng trong chậu treo ở trên cao (nơi cửa sổ hoặc trần nhà).
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đại Phú Gia phong thủy
Ở những quán nước, quán cafe hay quán ăn, nhiều vị chủ thích trang trí cây Trầu Bà chậu treo. Những chiếc lá theo thân rũ xuống tạo nên cảnh quan mát mắt, sinh động hơn.
Riêng Trầu Bà Leo Cột, vì cây leo quấn tròn quanh một thân cột lớn ở chính giữa, nên kích thước của cây và chậu trồng khá cao. Đồng thời, Trầu Bà Leo Cột có ý nghĩa phong thủy rất tích cực, mang lại nhiều may mắn cho người trồng nên cần được đặt tại nơi quan trọng. Vị trí thích hợp để đặt cây này thường là ở ngay cửa chính, hai bên cửa ra vào của nhà ở, văn phòng, cơ quan, … hoặc trong góc phòng khách, phòng họp, phòng làm việc.
Bất kể vị trí nào thì cây Trầu Bà cũng đều sống tốt, bởi cây có thể thích nghi với nhiều môi trường: đất hay nước, thiếu sáng hay có nắng, … Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh trồng cây nơi quá tối, sẽ không đủ ánh sáng để cây quang hợp và phát triển bình thường. Bên cạnh đó, những nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp cũng không thích hợp để trồng cây Trầu Bà.
Vị trí đặt cây Trầu Bà Đế Vương
Cây Trầu Bà Đế Vương mang vẻ đẹp mạnh mẽ, cứng cáp và quyền quý. Cây cũng có kích thước cao, độ tỏa của các nhánh lá lớn. Do đó, vị trí đặt cây phù hợp là phòng khách hoặc phòng làm việc. Vị trí đặt cây Trầu Bà còn thấy nhiều ở hiên nhà, sân nhà để cầu mong may mắn, điềm lành đến với gia chủ.
Những người kinh doanh buôn bán thường thích trồng Trầu Bà Đế Vương tại cửa hàng, cơ sở, công ty, … của mình để chiêu tài, hút lộc. Cây có phong thủy cực tốt nên được ưa chuộng cũng vì thế.
Bên cạnh đó, những người có chức vị cao, làm quản lý, giám đốc, … cũng hay trồng một chậu Trầu Bà Đế Vương trong phòng làm việc hoặc nơi ở để thể hiện quyền uy của mình. Trầu Bà Đế Vương sẽ mang đến năng lượng mạnh mẽ và giúp họ thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Sự sang trọng, lịch lãm của cây Trầu Bà Đế Vương cũng giúp cây được trồng nhiều ở những không gian đặc trưng như khách sạn, nhà hội nghị, … để trang trí.
iều đặc biệt cần lưu ý khi trồng cây này là, Trầu Bà Đế Vương không thích hợp với nơi có nắng quá gắt, độ ẩm cao, hay mưa và nhiều gió. Ánh sáng dịu nhẹ, đất vừa đủ ẩm sẽ giúp cây sống tốt và xanh bóng hơn.
Nguyên tắc cần tuân thủ khi trồng cây Trầu Bà
Cả cây Trầu Bà leo và Trầu Bà Đế Vương đều là cây cảnh phong thủy. Do đó, khi trồng hai cây này, bạn cần tuân thủ theo quan niệm phong thủy để cây phát huy ý nghĩa tốt nhất. Trong Ngũ Hành, Thủy sinh Mộc, mà cây thuộc hành Mộc, do đó Trầu Bà chỉ nên được trồng tại nơi hướng Đông, Đông Nam (hành Mộc) và Bắc (hành Thủy). Những hướng khác như Tây, Tây Bắc thuộc hành Kim kỵ Mộc cần tránh xa.
Ngoài ra, trong thân, lá của cây Trầu Bà có thể có chứa chất độc nhẹ. Vì thế, nếu bạn trồng cây này trong nhà thì nên đặt ở những nơi xa tầm với của thú cưng và trẻ nhỏ để tránh trường hợp ăn phải gây dị ứng, ngộ độc. Nếu có dấu hiệu mẩn ngứa da tay, rát họng tê lưỡi sau khi nhỡ ăn phải lá Trầu Bà, thì cần đưa đến bệnh viện kịp thời để cứu chữa.
Trồng cây không đơn giản chỉ là tìm hiểu về điều kiện sinh trưởng của cây (đất, nước, không khí, ánh sáng, phân bón) hay cách chăm sóc phòng ngừa bệnh cho cây. Cây cảnh phong thủy còn cần chú trọng đến vị trí đặt cây thì mới phát huy hết ý nghĩa tốt đẹp mà chúng mang đến. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn đang loay hoay không biết nên tìm vị trí đặt cây Trầu Bà như thế nào.