Bệnh ký sinh trùng đường máu ở trâu bò

Thứ 5, 26/10/2017 | 10:02 GMT+7

Bệnh ký sinh trùng đường máu (Tiên mao trùng) kí sinh trong máu hút chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố gây sốt ở con vật. Độc tố Trypanoxin hủy hoại hồng cầu và ức chế cơ quan tạo máu, độc tố này gây viêm ruột ỉa chảy, và có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi.

1. Căn bệnh: 

    Bệnh ký sinh trùng đường máu (Bệnh Tiên mao trùng) (Trypanosomiasis): bệnh do một loại tiên mao trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi sống kí sinh trong máu của trâu bò. Bệnh nhiễm qua đường máu do các loại ruồi muỗi hút máu từ trâu, bò bệnh rồi hút máu trâu bò khỏe và truyền bệnh cho chúng, bệnh còn lây qua đường tiêu hóa, đường phân…Tiên mao trùng kí sinh trong máu hút chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố gây sốt ở con vật. Độc tố Trypanoxin hủy hoại hồng cầu và ức chế cơ quan tạo máu, độc tố này gây viêm ruột ỉa chảy, và có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi.

>>> Bệnh tiên mao trùng ở trâu bò và cách phòng trị bệnh (khác)
>>> Kỹ thuật vỗ béo cho trâu bò

bệnh ký sinh trùng đường máu

2. Triệu chứng:

-        Dạng cấp tính: bò sốt cao 41-41,70C và sốt theo giai đoạn, các triệu chứng thần kinh rõ rệt như ngã quỵ, run cơ…bò mang bệnh chết sau 7-15 ngày.
-        Dạng mãn tính: thể hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn, bệnh kéo dài 1-12 tháng, con vật càng ngày càng gầy, da sần sùi, yếu dần, kém ăn kém nhai lại, phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng màu đen thối khắm. Con vật đi ỉa ra cả màng ruột nát từng đoạn.
-        Niêm mạc mắt có tụ máu màu đỏ tía, đôi khi co chấm máu, chảy nước mắt và có nhiều dữ mắt, niêm mạc mắt trở nên vàng nhạt hay sẫm. Các niêm mạc miệng niêm mạc âm đạo có màu vàng. Thường thấy có thủy thủng ở hầu, ức, nách, chân, hang. Trường hợp bệnh nặng con vật sốt cao đột ngột, bụng trướng to rồi lăn ra chết.

3. Phòng bệnh

Phòng chống côn trùng hút máu và truyền bệnh, chuồng trại phải có tấm che chống ruồi mộng. Phát quang bờ bụi, lấp vũng nước, cống rãnh quanh chuồng và bãi thả để không có chỗ cư trú cho côn trùng.
Nuôi dưỡng chăm sóc đàn bò tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Kiểm tra máu bò định kì 6 tháng/lần ở những vùng có bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời để tránh việc lây lan sang con khác.

4. Điều trị: 

*Cách 1: Tiêm TRYPA-HOSE kết hợp với MARTOSAL 15 – 20ml/con. Bệnh nặng truyền tĩnh mạch CAFEIN GLUCO
*Cách 2: Tiêm KÍ  SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU TRÂU BÒ (KTS-PARASITES) kết hợp với B12 – BUTA – MG.CA.
-Truyền tĩnh mạch GLUCO 28% hoặc GLUCO 5% hoặc NƯỚC SINH LÝ MẶN NGỌT để trợ sức, trợ lực, hỗ trợ điều trị cho bò.

T.h

Chia sẻ

Gia súc

Cách lựa chọn vaccine phù hợp cho heo
Cách lựa chọn vaccine phù hợp cho heo

987 view | Thứ 3, 29/10/2019 | 14:00 GMT+7

Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt hiệu quả
Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt hiệu quả

1285 view | Thứ 5, 24/10/2019 | 13:10 GMT+7

Kỹ thuật nuôi dê thịt hiệu quả
Kỹ thuật nuôi dê thịt hiệu quả

1261 view | Thứ 3, 15/10/2019 | 13:17 GMT+7

Gia súc


TOP VIEW