Bệnh tiên mao trùng ở trâu bò và cách phòng trị bệnh

Thứ 7, 24/12/2016 | 14:55 GMT+7

Bệnh do một loại tiên mao trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi, sống ký sinh trong máu của trâu, bò gây ra. Bệnh nhiễm qua đường máu do các loại ruồi hút máu từ trâu, bò bệnh rồi hút máu trâu, bò khỏe và truyền bệnh cho chúng. Ngoài ra bệnh có thể lây la qua tiêu hóa, đường phân,… Bệnh tiên mao trùng thường phát sinh và lây lan mạnh trong mùa hè và mùa thu.

Tiên mao trùng ký sinh trong máu hút chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố gây sốt cao, sốt cách đợt theo sự xuất hiện tiên mao trùng trong máu. Độc tố Trypanoxin hủy hoại hồng cầu và ức chế cơ quan tạo máu, độc tố còn gây viêm ruột tiêu chảy. Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi.

Xem thêm: >>> Bệnh ký sinh trùng đường máu ở trâu bò  

Triệu chứng: Trâu bò mắc bệnh có hai dạng:

+ Dạng cấp tính: 

Trâu, bò sốt cao 41 – 41,7 độ C và sốt giai đoạn; các triệu chứng thần kinh rõ rệt như ngã quỵ, kêu rống, đi vòng tròn,... Trâu, bò bệnh sẽ chết sau 7 –15 ngày.

+ Dạng mãn tính: 

Thể hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn và bệnh kéo dài 1-2 tháng, con vật ngày càng gầy, da khô mốc. Sức khỏe suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm. Có khi con vật đi ỉa ra cả màng ruột, nát từng đoạn.

Niêm mạc mắt tụ máu màu đỏ tía, đôi khi có chấm máu, chảy nước mắt và mắt có nhiều dử đặc như keo. Có khi mắt sưng húp, sau 2 - 7 ngày mắt đỡ sưng. Niêm mạc mắt trở nên vàng nhạt hay sẫm. Các niêm mạc miệng, âm đạo cũng vàng. Thường thấy có thủy thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng. Trường hợp bệnh nặng, con vật đột ngột sốt cao, bụng trướng to rồi lăn ra chết.

Khi mổ khám, thấy máu rất loãng, màu hồng. Trong lồng ngực, xoang bụng, bao tim có nước màu vàng da cam. Những chỗ thủy thủng chứa chất nhầy như keo.Thịt nhão, mỡ lầy nhầy màu vàng thẫm. Tim, phổi, lách đều sưng và tụ máu. Dạ Cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, ruột non, ruột già đều bị xuất huyết, tím bầm.

Bệnh tiên mao trùng ở trâu bò

Phòng và trị bệnh:

- Phòng chống côn trùng hút máu và truyền bệnh: Chuồng có mành che chống ruồi mộng. Phát quang bờ bụi, lấp vũng nước, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không thể cư trú và phát triển được.

- Chăm sóc quản lý đàn tốt, dọn phân, rác trong chuồng và xung quanh chuồng, lắp hố nước động,… Để không cho động vật môi giới truyền bệnh.

- Kiểm tra máu trâu, bò định kỳ 6 tháng/lần ở những vùng có bệnh để phát hiện trâu, bò bệnh và mang trùng, điều trị kịp thời, hạn chế việc lây lan bệnh.

- Ở những vùng trâu, bò bị nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ cao (10 – 15% so với toàn đàn) thì dùng Afidin hoặc Trypamidium tiêm phòng nhiễm cho đàn trâu, bò vào hai thời điểm: tháng 4 –5 (khi ruồi, mòng phát triển mạnh) và tháng 9 –10 (cần chú ý trước khi thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của trâu, bò giảm và bệnh dễ phát sinh).

Chia sẻ

Gia súc

Cách lựa chọn vaccine phù hợp cho heo
Cách lựa chọn vaccine phù hợp cho heo

1337 view | Thứ 3, 29/10/2019 | 14:00 GMT+7

Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt hiệu quả
Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt hiệu quả

1590 view | Thứ 5, 24/10/2019 | 13:10 GMT+7

Kỹ thuật nuôi dê thịt hiệu quả
Kỹ thuật nuôi dê thịt hiệu quả

1645 view | Thứ 3, 15/10/2019 | 13:17 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì

37 view | Thứ 7, 14/12/2024 | 13:43 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

96 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

116 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

102 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7


TOP VIEW