Đặc điểm chim Vành Khuyên
>>>Xem thêm: Cho vành khuyên ăn ( vành khuyên thay lông)
- Chim Vành Khuyên có tên khoa học là Zosteropidae. Họ chim Vành Khuyên là một họ chim chứa khoảng 140 loài thuộc bộ Sẻ. Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australasia.
- Hình dáng thon gọn, giọng hót hay, dễ nghe. Không chỉ hót được giọng đặc trưng của loài mình. Vành Khuyên còn có thể học được những giọng hót của các loài chim khác như cám đậu xanh cho chim Vành Khuyên
Những ai đã và đang nuôi chim Vành Khuyên thì cũng biết rồi đấy, chăm sóc Vành Khuyên không phải việc đơn giản, chúng cũng rất kén ăn. Thức ăn cho chim Vành Khuyên phải đảm bảo vệ sinh cũng như dưỡng chất đầy đủ. Thông thường thực đơn của Vành Khuyên cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như: chất đạm,chất xơ và tinh bột.
Trong đó các chất bao gồm các loại thực phẩm sau:
- Chất đạm : trứng, thịt bò, nhộng, tằm, sâu khô, tôm tép…
- Tinh bột : đậu xanh, ngô, gạo,…
- Chất xơ : các loại trái cây, rau củ quả (chuối, hồng, cam,…)
Tuy nhiên chỉ với những nguyên liệu để làm nên món cám đậu xanh cho chi Vành Khuyên chúng ta vẫn đảm bảo độ dinh dưỡng cần thiết cho chim.
Muốn làm cám đậu xanh, bạn cần có các nguyên liệu như : đậu xanh (100 gr), đường (1 muỗng), lòng đỏ trứng gà ( khoảng 6 cái). Đây là những nguyên liệu vô cùng dễ kiếm và có giá thành vừa phải cho mọi người.
Cách tiến hành làm cám đậu xanh
Cách làm cám đậu xanh vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tiến hành theo các bước dưới đây là được:
- Bước đầu tiên: Đậu xanh ngâm vào nước ấm khoảng 1 tiếng rồi vớt ra bỏ sạch vỏ.
- Bước hai: Hấp đậu cho chín rồi mang ra phơi khô.
- Bước ba: Cho hỗn hợp đậu xanh, lòng đỏ trứng gà và đường cát trắng vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn.
- Bước bốn: Sau đó mang phơi cho thật khô hoặc có thể bắt lên chảo để rang với lửa thật nhỏ cho đến khi cám đậu xanh khô là được.
Sau cùng bạn đã có món cám đậu xanh mà mình muốn rồi đó. Lúc này bạn chỉ cần cho vào hộp bảo quản cho chim ăn dần. Không nên thay đổi cám thường xuyên. Vì chim Vành Khuyên sẽ không kịp thích nghi mà dẫn đến suy nhược, rụng lông, tiêu chảy.