Bộ rễ của cây trồng phát triển tùy thuộc vào đất. Đất tốt, tơi xốp, nhiều hữu cơ thì bộ rễ phát triển mạnh, ngược lại rễ phát triển yếu. Cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu qua đường rễ, hấp thu qua lá chỉ là giải pháp bổ sung.
>>> Xem thêm: Công nhận chính thức giống lúa thuần QP 5
Do đó, phân bón lá chỉ sử dụng ở trường hợp hệ thống rễ bị hư như ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ hoặc cây lúa sau giai đoạn trổ. Phân bón lá còn được sử dụng đối với những chất không di động như can-xi, bo, kẽm…
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phân bón lá, nhưng tất cả phân bón lá có nguồn nguyên liệu sản xuất là muối thì tỷ lệ hấp thu qua lá rất thấp.
Nguyên nhân do mặt ngoài lá mang điện tích âm, những ion âm (HPO4-, Cl-) bị đẩy ra, nhưng ion dương (K+, Ca 2+, NH+…) bị giữ lại trên bề mặt lá. Chỉ có những nhà sản xuất áp dụng kỹ thuật sản xuất trung hòa điện tích thì tỷ lệ hấp thu qua lá cao.
Lá chỉ hấp thu dinh dưỡng qua khí khổng (lỗ thở) có kích thước 5- 10 nano mét. Những loại phân bón lá có kích thước phân tử lớn (Humic, CaCO3, ZnSO4…) thì không thể chui lọt qua lỗ thở lá.
Trong khi lỗ thở lại nằm ở mặt dưới lá nên chỉ có phân bón lá dạng nano có thể chui trực tiếp qua lỗ thở nhỏ ở mặt trên lá có đường kính 1 nano mét.
Tóm lại, sử dụng phân bón lá thường xuyên không tốt cho cây trồng và nên xem đây chỉ là giải pháp bổ sung khi thật sự cần thiết.