Nguồn gốc và ý nghĩa cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan (cây phát tài khúc hay cây phất dụ thơm) là loại cây cảnh thân gỗ, nhiều lá có nguồn gốc từ Tây Phi, thuộc họ Dracaenaceae. Điểm độc đáo ở loại cây này chính là khi bị cắt ngang, chồi non sẽ mọc nhiều xung quanh vị trí cắt.
Cây thiết mộc lan còn có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí khá tốt. Ví dụ các chất không an toàn trong không khí như: Cacbon monoxit, benzen, formaldehyde,... đều bị loại bỏ nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây thiết mộc lan
Trong phong thủy, cây thiết mộc lan được đánh giá là đem lại nhiều sinh khí, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa là dấu hiệu tiền tài đang đến với bạn. Hơn nữa, nếu bạn đặt cây theo hướng Đông hay Đông Nam của ngôi nhà thì sẽ đem tới nhiều may mắn bởi cây là đại diện cho hành Mộc.
*Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy của cây còn dựa vào số cành hoặc chậu. Vì thế, khi mua cây, bạn nên tùy thuộc vào mong muốn mà lựa chọn số cành cho phù hợp. Trong đó:
2 cành: Biểu tượng cho sự vẹn trọn, may mắn trong tình yêu, mọi điều như ý.
3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc.
5 cành: Biểu tượng của sức khỏe.
8 cành: Đại diện cho sự phát tài phát lộc.
9 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt đẹp, tài lộc dồi dào.
Kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan và cách chăm sóc cây thiết mộc lan
Nước:
Cây thiết mộc lan là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Vì vậy, khi trồng thiết mộc lan làm cây nội thất cần cung cấp nước thường xuyên cho cây để cây có thể duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển tốt. Thời điểm thích hợp nhất để tưới nước là vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên, không nên ngày nào cũng tưới nước, cần xem xét thời tiết và cân nhắc lượng nước cho phù hợp. Ngoài ra, việc cân nhắc lượng nước còn thông qua việc quan sát thân lá cây, hiện tượng xuất hiện trên thân lá cây sẽ phản ánh tương đối nhu cầu nước của cây. Bên cạnh đó,cần thường xuyên xới đất giúp đất tơi xốp, kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan và cách chăm sóc cây thiết mộc lan như vậy sẽ giúp việc tưới nước sẽ trở nên dễ dàng hơn, nước có thể ngấm sâu xuống đất giúp cây hút dễ dàng hơn. Thông thường việc tưới nước cần thực hiện 1 đến 2 lần/ tuần đối với cây trồng trong nhà.
>>> Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của cây Ngọc Ngân
Phân bón:
Phân bón cũng kha quan trọng, cây cảnh cũng giống con người, nếu uống nước nhiều mà không ăn cơm thì sao ah? Cây cảnh cũng cần phân để duy trì chất dinh dưỡng nuôi cây. Đối với cây thiết mộc lan nên chọn phân N,P,K để bón cho cây, trung bình 2-3 tháng bón/1 lần. Nên bỏ lượng phân vừa phải, tiến hành rắc phân quanh gốc cách thân cây 5-10cm. Tốt nhất sau khi rắc phân xong nên lấp kín phân lại để phân không bị bốc hơi, sau đó tưới đều quanh gốc. Hoặc ta có thể hòa lượng phân NPK vừa phải và tưới đều lên gốc cây.
Sâu bệnh:
Hầu như thiết mộc lan không có nhiều sâu bệnh. Thiết mộc lan trồng trong nhà nếu có thì thường là sâu quấn chiếu làm khô vằn lá, nếu có hiện tượng vằn lá xuất hiện chỉ cần tiến hành bắt sâu thủ và loại bỏ các lá sâu là có thể phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Trên đây là kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan và cách chăm sóc thiết mộc lan đẹp, chúc bạn thành công.