-
Bón phân
– Sau khi trồng khoảng 10 ngày, cây cần được bón “nhử” bằng cách hòa 3 – 4 muỗng canh phân Urê cho 1 bình tưới 8 – 10 lít, tưới vào gốc.
– 5 tháng đầu, mỗi tháng người trồng nên bón 1 lần phân, mỗi lần bón gồm 10kg urê với 10kg Super lân. Đồng thời, việc kết hợp với xáo, làm cỏ, vun nhẹ gốc, ngắt bỏ những bông ra sớm sẽ giúp cho việc tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Từ tháng thứ 6 trở đi, cây sẽ cho thu hái, từ lúc này, người chăm cây cần định kỳ rải bón phân mỗi tháng một lần, mỗi lần 10kg urê, 20 kg NPK (loại 16-16-8).
>>> Xem thêm: Bệnh thường gặp khi trồng hoa nhài
– Khi trồng cây hoa nhài, sau mỗi đợt thu hoa thì bón thúc thêm cho cây bằng phân chuồng hoai, phân đạm, và kali bằng cách xới cách gốc 15cm, bón phân, lấp đất và tưới nhẹ. Có thể phun thêm các loại phân bón qua lá để tăng năng suất và chất lượng hoa.
– Phủ một lớp lá thông khô hoặc phân chuồng trên mặt đất xung quanh gốc cây cũng có tác dụng tốt; khi bạn tưới cây, nước sẽ đưa chất dinh dưỡng trong phân trộn ngấm vào đất. Đây cũng là một cách che phủ bảo vệ cho rễ cây hoa nhài qua suốt mùa đông lạnh giá.
-
Tỉa cây
– Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài, cần loại bỏ lá, hoa và cành chết của cây bằng cách ngắt chúng đi hoặc dùng kéo cắt tỉa. Thông qua tỉa cành, bạn cũng có thể tạo hình dáng cho cây leo theo ý thích.
– Tuyệt đối không được cắt tỉa cây trước và trong mùa hoa nhài nở, có thể khiến việc cho hoa khó khăn hơn.
– Vào tháng 11 – 1 hàng năm, có thể “trẻ hóa” cây bằng cách dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ thân, cành cách gốc 15 – 20cm, tỉa bỏ bớt các cành già, khô, sâu bệnh, và cung cấp chất dinh dưỡng để cây tiếp tục cho hoa trong năm tới.
-
Phòng bệnh
– Để mắt đến những loài côn trùng, sâu bọ có thể hại cây như: rệp vừng, rập sáp, nhện đỏ, … Dùng dụng cụ làm vườn bắt bỏ chúng hoặc phun dung dịch 40% EC pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.500 – 2.000.
– Trường hợp sâu đục lá, nên nhặt bỏ những lá rụng, cành khô trên mặt đất, dọn sạch cỏ để đất thông thoáng, bắt và diệt các loại ấu trùng, trứng sâu trên lá. Dùng dung dịch 50%WP pha loãng với tỷ lệ 1 : 6.000 để phun cho cây.
– Đối với bệnh thối rễ: Khi trồng cây hoa nhài vào chậu, có thể phun dung dịch vôi lưu huỳnh 0,2 – 0,4°C hoặc có thể dùng dung dịch Thiophanate 70% pha loãng với tỷ lệ 1 : 600 – 1.000 lên chỗ thân và cành bị bệnh.
-
Thu hoa
– Nếu cây hoa nhài mọc xanh tốt nhưng không nở hoa, có lẽ đất trồng cây có quá nhiều ni tơ, thường là do bón phân quá nhiều. Tưới nước quá nhiều hay quá ít, nhiệt độ và ánh sáng không phù hợp cũng khiến cây không thể cho hoa. Cần lưu ý các điều kiện sinh trưởng thích hợp của cây để biết cách chăm sóc.
– Hoa nhài trồng được 1 năm thì bắt đầu cho thu hoa lứa đầu và thu liên tục trong khoảng 7 – 10 năm mới phải trồng lại. Thời điểm thu hoa bắt đầu từ 10 giờ sáng, tốt nhất là từ 3 – 6 giờ chiều sẽ cho nhiều hương nhất. Chọn hái những nụ hoa to có màu. Hoa nhài phơi khô có thể làm trà hoặc tinh dầu tùy thích.