1. Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho cừu mẹ
a.Trước khi đẻ:
+ Chu kỳ động dục của cừu cái 16-17 ngày. Sau khi cho phối giống qua thời gian trên mà không có biểu hiện động dục lại là có triệu chứng có chữa.
>>> xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi cừu nhanh lớn
+ Căn cứ vào ngày phối giống để kịp thời đỡ đẻ cho cừu (Cừu mang thai 146-150 ngày), tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu sơ sinh.
+ Có thể bồi dưỡng thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu chửa nhưng tuyệt đối tránh thức ăn hôi mốc.
+ Khi có dấu hiệu sắp đẻ như: bầu vú căng, xuống sữa, sụt mông, âm hộ sưng to, có lớp dịch trên niêm mạc âm hộ, cào bới sàn, nên nhốt ở ô chuồng riêng có ổ rơm hoặc đi chăn gần và tránh đồi dốc cao.
b. Cừu đẻ:
Thông thường cừu mẹ nằm đẻ nhưng cũng có một số trường hợp cừu đứng đẻ, khi đó nên đỡ để cừu con sơ sinh khỏi bị rớt mạnh.
+ Sau khi đẻ, cừu mẹ tự liếm cừu con cho khô. Tuy nhiên vẫn lấy khăn sạch lau nước nhầy ở miệng, ở mũi cho cừu con sơ sinh dễ thở. Xong lấy dây sạch buộc cuốn rốn (cách rốn 5-6cm) dùng kéo hoặc dao cắt cách nơi buộc 2-3cm. Bôi cồn Iốt để sát trùng.
+ Cần giúp cho cừu con sơ sinh đứng lên bú được sữa đầu (chứa nhiều chất bổ dưỡng giúp cừu sơ sinh chống được bệnh tật).
+ Đẻ xong cừu mẹ khát nước nhiều nên cho cừu mẹ uống nước thoải mái (nước có pha đường 1% hoặc muối 0,5%).
2. Nuôi cừu con
+ 10 ngày đầu sau khi đẻ, cừu sinh ra cho bú mẹ tự do.
+ Từ 11-21 ngày tuổi, cừu con bú mẹ 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều), nên tập cho cừu con ăn thêm thức ăn tinh và cỏ non, đến 80-90 ngày tuổi có thể cai sữa cừu con.
+ Cừu thịt: gốm các cừu đực đã cai sữa và con giống thải loại, trước khi xuất chuồng 2 tháng cần có ô chuồng nhốt riêng để bổ sung thức ăn (vỗ béo) nhằm tăng được trọng lượng lúc xuất bán. Thức ăn bổ sung có thể là: thức ăn tinh, cỏ xanh, củ, quả, phụ phẩm nông nghiệp…