Nuôi chồn nhung đen: chọn giống, dinh dưỡng, sinh sản?

Thứ 6, 30/12/2016 | 16:09 GMT+7

Trong quá trình xây dựng một đàn chồn mới hoặc trong quá trình người nuôi gây giống từ đàn chồn gốc, cần phải chú ý chọn con chồn khỏe mạnh, có nhiều ưu thế làm con giống.

1. Chọn giống

Chồn nhung đen

- Đặc điểm để chọn chồn giống là: thể hình đầy đặn, béo tốt, khỏe mạnh, xương cốt chắc chắn, cứng cáp, toàn thân có lông một màu đen tuyền và bóng mượt, lông dày đều và sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ, cử động linh lợi, hoạt bát, vùng đầu tròn đều, cổ ngực bụng săn chắc, tứ chi đầy đủ, có lực và không bị biến dạng; mắt đen và sáng, không bị ghèn mắt, mũi ươn ướt, không có hiện tượng rụng lông, hô hấp bình ổn, da mềm mại và có tính đàn hồi, không bị bệnh ngoài da, không có bọ.

- Con đực khỏe mạnh, sức ăn khá tốt, khă năng chống bệnh khá tốt, bộ phận sinh dục phát triển tốt, hai tinh hoàn vừa to vừa cân đối với nhau,dương vật phát triển bình thường. khả năng phối giống tốt, tính tình hiền lành, dễ thuần hóa.

- Con cái có thể trạng khỏe mạnh, sức ăn tốt, sức kháng bệnh cao, âm hộ phát triển bình thường và sạch sẽ, hai vú phát triển tốt, đầu núm vú nhô hẳn ra ngoài, tỷ lệ mang thai và sinh con thành công cao, phát triển bình thường, tính tình hiền lành, và có nhiều sữa.

2. Thức ăn và dinh dưỡng

- Cũng như đã nói ở trên, thức ăn của chồn nhung đen rất phong phú, có thể là : thức ăn xanh, thức ăn tinh, thức ăn củ quả hoặc có thể là phế phụ phẩm… Chính vì vậy tuỳ từng điều kiện chăn nuôi từng nơi khác nhau có thể áp dụng một trong các khẩu phần sau để có thể phù hợp với từng điều kiện thực tế.

Loại chất dinh dưỡng

Abumin

Chất béo

Chất xơ

Chất chiết xuất không có Nitơ

Kẽm

Phốt pho

Cỏ voi

13.34

3.23

28.51

39.17

0.35

0.12

Ngọn ngô

5.90

0.90

24.90

50.20

/

/

Khoai lang

2.30

0.10

0.10

18.90

0.30

0.30

Củ cà rốt

0.80

0.30

1.10

5.00

0.80

0.04

Ngọn cao lương

3.70

1.20

33.90

48.00

/

/

Nhu cầu nước uống: do thức ăn của chồn có tỷ lệ các loại thức ăn xanh chứa khá nhiều nước nên nhìn chung nhu cầu nước uống tiêu thụ rất ít. Trung bình mỗi ngày một chồn trưởng thành tiêu tốn khoảng 40g nước (dao động khoảng 25 – 60g).

3. Sinh sản

- Chồn nhung đen có khả năng sinh sản khá cao, mỗi năm trung bình đẻ khoảng 4 lứa. Mỗi lứa đẻ trung bình từ 3-4 con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Thời gian cai sữa cho chồn con là 20-21 ngày. Chồn mẹ sau khi sinh khoảng 3 giờ sau đã có có thể động dục trở lại nhưng trong thực tế người ta ít khi cho phối ở thời điểm này vì sợ ảnh hưởng tới khả năng chăm sóc của đàn con. Thường sau khi cai sữa xong từ 1-3 ngày sau chồn lại động dục, phối được luôn, và đây là thời điểm mà người chăn nuôi thường cho phối nhất.

- Đối với chồn hậu bị chuẩn bị bước sang giai đoạn sinh sản, vào khoảng 50-60 ngày chúng đã có những biểu hiện động dục đầu tiên. Tuy nhiên không nên để chồn tự do ghép đôi giao phối ở những thời điểm này mà thường để chồn khoảng 70-80 ngày tuổi đối với con cái, 90-100 ngày tuổi đối với con đực mới cho giao phối vì thời điểm này chồn mới phát triển thành thục các bộ phận cơ quan sinh lý.

- Để phát hiện thời điểm động dục của chồn là tương đối khó vì chồn động đụng ngầm và khá kín. Chỉ thấy đôi khi một số chồn cái nhảy lên lưng của nhau, và khi thả chồn đực vào chồn đực dựa vào khả năng khứu giác rất thính của chúng sẽ lập tức ngừi những con cái đang có biểu hiện động dụng và nhảy lên lưng. Nếu con cái đã đến thời gian động dục chúng sẽ cho con đực nhảy lên còn không chúng sẽ chạy mát không cho con đực nhảy.

- Khi chồn cái đã mang thai chúng ăn uống khá mạnh. Đó là một trong những lý do giải thích bào thai của chúng thuộc loài vật nuôi chiếm tuỷ trọng lớn nhất hiện nay. Nhiều con trước khi chửa chỉ nặng khoảng 600g nhưng sau khi chửa chúng có thể nặng thới 1200g. Điều đó cũng được thể hiện qua khối lượng con sơ sinh của chúng vào khoảng 100g. Lúc chuẩn bị trước khi đẻ 2-3 ngày nếu là đàn nuôi quần thể nên tách riêng chúng ra một ô riêng, những ngày này chồn thường cắp những cọng rơm dạ lá khô …để làm tổ trước khi đẻ. Chính vì vậy cần chuẩn bị nguyên liệu, chuồng trại sạch sẽ để chồn mẹ sinh. Chồn con sau khi sinh loại động vật đã mở mắt và rất nhanh nhẹn. Khoảng nửa giờ đồng hồ chúng đã có khả năng chạy bình thường, 3 ngày tuổi chúng đã có khả năng ăn một số loại thức ăn xanh mềm, 5 ngày tuổi. Chú ý trong thời gian nuôi con này tránh thả lẫn con đực trưởng thành vào vì chúng có thể cắn chết chồn con.

- Tỷ lệ ghép phối: Đối với chồn được nuôi theo nhóm quần thể có thể ghép phối theo tỷ lệ 1 đực: 4 cái là được. Chồn thường được cho phối trực tiếp, chứ chưa có tài liệu nào thấy cho phối nhân tạo.

4. Chuồng trại

- Tuỳ điều kiện từng gia đình, chuồng trại chăn nuôi có thể không cần phải quá đặc biệt đầu tư, các phòng ở thông thường hoặc có thể dùng những phòng cũ, chuồng lợn cũ cải tạo lại là có thể sử dụng được, yêu cầu không cao. Nhưng để đảm bảo cho chồn có thể thoải mái sinh sống, nâng cao hiệu quả và số lượng chăn nuôi thì vẫn phải đáp ứng một số các điều kiện sau:

+ Phải thoáng khí

- Kể cả chuồng trại mới xây hay là cải tạo lại thì chuồng nuôi tốt nhất là ở hướng Bắc quay hướng cửa về hướng Nam, không hạn chế kích thước to hay nhỏ. Trong chuồng nuôi thì tốt nhất là đông ấm, hè mát, không khí lưu thông, thoáng mát và không bị ô nhiễm, hạn chế bị nhiễm bụi và ẩm ướt; ở cửa ra vào và cửa sổ tốt nhất nên bố trí cao hơn so với tầm với của chồn nhung đen để tránh gió lạnh trực tiếp thổi thẳng vào người chồn khiến chồn bị nhiễm lạnh.

+ Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng

- Dựa trên tập tính sinh hoạt ưa ấm áp, thích khô ráo thì chuồng trại nên được duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vào mùa hè nắng nóng nên thiết kế sao cho đảm bảo nhiệt độ khống chế ở khoảng 25~30 độ, vào mùa đông lạnh giá nên duy trì nhiệt độ ẩn định ở khoảng 20 độ, không được thấp dưới 10 độ, và độ ẩm không khí là khoảng 50~60 %; môi trường ẩm ướt không chỉ ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của chồn nhung đen mà còn dễ dẫn đến việc phát sinh bệnh dịch; chuồng trại nên được bảo đảm ánh sáng phù hợp, duy trì môi trường ánh sáng yếu cho chồn nhung đen, không được để ánh sáng chiếu trực tiếp vào người chồn nhưng đồng thời lại không được để trong chuồng quá tối.

+ Phải yên tĩnh và chống được Chuột

- Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng, bởi 95% chồn con sau khi sinh qua thực nghiệm chết nguyên nhân do chuột cắn chết. Bởi vậy chuồng tốt nhất phải được làm bằng lưới mắt cáo cỡ nhỏ tránh chuột có thể vào cắn chết chồn con. Ngoài ra chôn nhung đen rất nhát gan, nên khi xây dựng chuồng trại phải lựa chọn nơi có môi trường xung quanh yên tĩnh.

- Tuy nhiên cũng nên khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng nuôi chuồng có thể nhiều tầng cách ly với mặt đất nuôi theo nhóm để dễ theo dõi quản lý và tăng khả năng bảo vệ cho đàn chồn con.

- Anh Kiên -

Chia sẻ

Động vật hoang dã

Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen
Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

1245 view | Thứ 2, 21/10/2019 | 08:12 GMT+7

Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ
Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

1297 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 11:15 GMT+7

Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn
Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn

1749 view | Thứ 6, 11/10/2019 | 11:00 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao

1166 view | Thứ 5, 10/10/2019 | 15:11 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

2010 view | Thứ 7, 24/08/2019 | 10:13 GMT+7

Quy trình kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo
Quy trình kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo

28 view | Thứ 5, 02/01/2025 | 09:51 GMT+7

Quy trình trồng hoa cúc vạn thọ nở vào dịp Tết
Quy trình trồng hoa cúc vạn thọ nở vào dịp Tết

40 view | Thứ 3, 24/12/2024 | 10:46 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì

72 view | Thứ 7, 14/12/2024 | 13:43 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

116 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

132 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7


TOP VIEW