Quy trình kỹ thuật nuôi cá chiên mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ 3, 22/10/2024 | 08:13 GMT+7

Cá chiên là loài cá quý hiếm, thịt thơm ngon có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cá chiên trong tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt. Việc nuôi cá chiên không những mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn góp phần bảo vệ một loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Dưới đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá chiên mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.

>>> Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

c1 1

Nuôi cá chiên không những mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn góp phần bảo vệ một loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Thời vụ và môi trường nuôi

Thời điểm tốt nhất để thả giống nuôi vào tháng 3 – tháng 10 và nuôi 2 vụ/năm.

Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan < 5 mg/lít; NH3 < 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít. Chọn nơi thông thoáng, không nên nuôi tại các điểm cuối của eo nghách. Độ sâu điểm đặt lồng trên hồ chứa có độ sâu lớn hơn 4m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất.

Mật độ lồng nuôi trên hồ chứa không quá dày. Mỗi cụm lồng không quá nhiều lồng tốt nhất mỗi cụm nuôi khoảng 3 – 5 lồng. Các cụm lồng cách nhau 10 – 15m.

Chuẩn bị lồng nuôi

Toàn bộ khung lồng làm bằng sắt dẹt, mỗi cây dài 8m. Thùng phi nhựa, dây thép để liên kết phi sắt với khung lồng. Ngoài ra còn có dây neo cố định khung lồng.

Lồng có kích thước 8m x 2,5m x 2m, gồm 1 dãy với 2 ô, mỗi ô kích thước 4m x 2m x 2,5m. Phao làm bằng thùng phi hoặc phi nhựa và được cố định với khung lồng. Toàn bộ các thanh sắt dọc và ngang được hàn gắn chặt với nhau tạo thành các vách lồng, mỗi vách gồm rất nhiều nan, các nan lồng cách nhau 1,5cm. Sau đó các vách lồng sẽ được gắn lại với nhau bằng các bu lông tạo thành lồng. Các phi nhựa (phao) được liên kết với khung lồng bằng dây thép buộc vào cây luồng để đảm bảo cho lồng nổi.

Nên đặt lồng bè phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.

ca chien 2 SP15MF1x

Chọn giống và thả giống

Nguồn gốc cá giống thường được sản xuất giống nhân tạo, ương cá giống đủ tiêu chuẩn giống, cỡ đồng đều mới thả nuôi.

Cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, kích cỡ đồng đều, không bị mất nhớt. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn.

Cá chiên giống nuôi thương phẩm trong lồng trên sông, hồ chứa nên thả cá giống kích cỡ: 12 - 15 cm, khối lượng: 50 - 60 g/con. Nếu có điều kiện nên thả cá giống cỡ lớn 100 - 200g/con.

Kỹ thuật nuôi cá chiên

Trước khi thả cần tắm nước muối 1- 3% cho cá trước khi thả vào lồng nuôi. Khi thả cá, tránh gây stress cho cá bằng cách cân bằng môi trường trong túi vận chuyển với bên ngoài, ngâm túi chở cá vào lồng nuôi trong thời gian 10 - 15 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả cá.

Thức ăn cho cá chiên là cá tạp băm nhỏ (kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn phát triển), phải đảm bảo thức ăn tươi sống hoặc được bảo quản lạnh, tránh thức ăn bị ôi thối. Cỡ cá giống cho ăn liều lượng 50 - 150g/con (cho ăn 2 lần/ngày), khẩu phần 5 - 7% khối lượng đàn cá (cho ăn vào lúc 8 giờ sáng và 16 - 17 giờ chiều). Đối với cá trên 150g/con (cho ăn 1 lần/ngày lúc 16 - 17 giờ hằng ngày), khẩu phần ăn 3 - 5% khối lượng đàn cá.

Dụng cụ cho cá ăn nên dùng sàng lưới (đường kính 80cm) cho ăn, chiều cao thành xung quanh có lưới chắn cao 10 - 15cm tránh trôi thức ăn ra ngoài. Thường xuyên kiểm tra sàng thức ăn và định kỳ (1 lần/tháng) theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không để dư thừa thức ăn, dễ gây ô nhiễm môi trường và dễ làm cá mắc bệnh.

images2224555 t77

Hằng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi, tình hình sử dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường khác xảy ra.

Mỗi tuần vệ sinh lồng một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên lồng lưới. Việc vệ sinh lồng tiến hành trước các bữa ăn của cá.

Trong quá trình vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các vết rách, rạn nứt để kịp thời khắc phục các vết rách nhằm hạn chế cá đi mất.

Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu bè nuôi. Vào mùa mưa lũ phải kiểm tra cá dây neo bè, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ.

Khi cá có các dấu hiệu bất thường sau cần phải có biện pháp xử lý ngay: Thay đổi màu sắc bất thường; Cá kém ăn hoặc bỏ ăn; Cá bơi lội bất thường; Cá bị lồi mắt, lở loét, xuất huyết trên thân.

Thu hoạch

Sau 12 tháng khi cá đạt kích cỡ thương phẩm từ 1,5 – 2kg thì tiến hành thu tỉa cá đạt kích cỡ lớn, cá nhỏ hơn tiếp tục nuôi đến cuối vụ để đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch toàn bộ.

 

Chia sẻ

Thủy sản

Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa
Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

111 view | Thứ 2, 30/09/2024 | 09:18 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá chép giòn hiệu quả
Kỹ thuật nuôi cá chép giòn hiệu quả

1204 view | Thứ 6, 29/12/2023 | 08:51 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng

1778 view | Thứ 4, 27/12/2023 | 09:23 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá leo thương phẩm trong ao
Kỹ thuật nuôi cá leo thương phẩm trong ao

1756 view | Thứ 3, 19/12/2023 | 08:56 GMT+7

Kỹ thuật nuôi ngao thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật nuôi ngao thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao

356 view | Thứ 6, 15/12/2023 | 08:58 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

10 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

13 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương

256 view | Thứ 2, 19/08/2024 | 10:46 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt

244 view | Thứ 5, 08/08/2024 | 15:21 GMT+7


TOP VIEW