Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên năng suất cao, lợi nhuận khủng

Mời bà con cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên để mùa màng luôn được bội thu.

1. Chuẩn bị đất trồng ớt

- Đất trồng ớt: yêu cầu phải tơi xốp, thoát nước tốt

- Làm sạch cỏ, rải vôi bột, cày ải phơi đất từ 10-15 ngày

- Lên líp: chiều rộng từ 1 – 1,2m, cao từ 20 – 30cm, khoảng cách giữa 2 líp từ 0,4 – 0,5m

- Bón lót trước khi trồng: sử dụng cho 1.000 m2 (1 công)

· 100 kg vôi (rải trước khi cày, xới đất)

· 1 tấn phân hữu cơ ủ hoai

· 50 kg Super Lân

· 10-15 kg NPK 16-16-8

· 3 kg Kali (KCL)

· 2 kg Canxi Nitrat (CaNO3)

- Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại, giảm thất thoát phân bón, nước tưới.

Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên năng suất cao, lợi nhuận khủng

2. Gieo hạt, trồng cây:

- Hạt giống đem ngâm bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (52oC) trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra hong khô dưới ánh sáng mặt trời. Đem gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để phòng ngừa sâu, bệnh hại. Khi cây có từ 4-5 lá thật (28-32 ngày sau gieo) thì đem cây con ra trồng.

- Khoảng cách trồng : cây cách cây 30 – 40 cm, hàng cách hàng 50 cm (tương đương 3.500 – 5.000 cây/1.000 m2).

Chú ý: Nên trồng vào chiều mát, rải thuốc hạt Vibasu 10H (0,5 – 1 kg/1.000 m2) ngay lỗ trồng để phòng ngừa dế và côn trùng gây hại cây con.

3. Tưới nước

Giai đoạn đầu tưới nước đủ ẩm, ớt cần nhiều nước khi ra hoa rộ, đậu trái. Nếu trồng trên chân đất lúa thì tưới thấm là tốt nhất, có thể tưới từ 3 – 5 ngày/lần. Mùa mưa cần thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu ngày, dễ bị bệnh hại.

4. Tỉa nhánh:

Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân nhánh để ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc trời nắng, ráo để tránh lây nhiểm bệnh cho ớt.

5. Làm giàn:

· Giàn được làm bằng cây hay dây ni-lông, giàn giữ cho cây đứng vững. dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế sâu bệnh hại.

· Mỗi hàng Ớt cắm 2 trụ cây lớn 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

6. Bón phân cho cây ớt:

Phân nên chia làm 4 lần bón:

· Lần 1: 20 – 25 ngày sau trồng:

o 4 kg Ure + 3 kg Kali + 10 kg NPK (16-16-8) + 2 kg Canxi Nitrat (Ure sữa) + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots).

· Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều:

o 6 kg Ure + 5 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 2 kg Canxi Nitrat + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)

· Lần 3: Khi bắt đầu thu hoạch trái:

o 6 kg Ure + 5 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 3 kg Canxi Nitrat + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)

· Lần 4: Khi thu hoạch trái rộ:

o 4 kg Ure + 4 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 3 kg Canxi Nitrat + 2 kg NASA - Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)

Cách bón phân: Vén màng phủ lên rải phân 1 bên hàng ớt hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc Ớt. Nơi chủ động được nguồn nước có thể rải phân theo rãnh, kết hợp với tưới thấm.

*** Lưu ý:

· Bộ rễ cây ớt chủ yếu phát triển trên bề mặt líp, cây Ớt cho thu hoạch nhiều đợt trái, vì vậy bà con cần bổ sung các loại phân hữu cơ hoặc các hợp chất hữu cơ giúp bộ rễ phát triển tốt, tăng hấp thu phân bón: Các loạt phân bón như NASA – Super HUMIC, hoặc NASA – Roots… dùng để trộn với phân hóa học để rải gốc hoặc pha nước tưới

· Trong giai đoạn nuôi trái, Ớt thường bị rụng trái, trái méo mó, cong trái, thối đuôi trái do thiêu vi lượng BO và Canxi, vì vậy bà con cần phun định kỳ các loại phân bón qua lá có nhiều BO và Canxi như: NASA – Canxi BO, Canxi Rong biển, Canxi Clorua, phân vi lượng Chelate - COMBI….phun định kỳ 7-10 ngày /lần

7. Sâu, bệnh hại Ớt:

· Bọ Trĩ: Sống tập trung trong đọt non, mặt dưới lá non. Dùng các loại thuốc để phòng trị: Regent, Confidor, Admire…

· Bọ Phấn trắng, Sâu ăn tạp: Dùng thuốc Decis, Confidor, Abate, …

· Bệnh héo cây con: Gây hại chủ yếu vào giai đoạn vườn ươm, cây con mới trồng. Ớt bị bệnh sẽ thối rễ, cây chết hàng loạt. dùng các loại thuốc như: Validacin, Aliete, Ridomil, Anvil, Roral…đẻ phòng trị.

· Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây hại, chủ yếu vào giai đoạn mang trái, cây thường bị héo vào buổi trưa, tươi lại vào buổi chiều. Với bệnh này cần phải nhỏ bỏ cây bị bệnh tiêu hủy, rải vôi bột, phun thuốc: New Kasuran, Copper Zin, Staner,… có thể phun ngừa bằng thuốc Kasumin, Copper B…

· Bệnh thán thư (Nổ trái): bệnh gây hại trên trái, lá thân và hoa, gây thiệt hại nặng cho năng suất. Có thể sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị: Antracol, Ridomil, Mancozeb, Nativo, Score…

· Bệnh vàng lá chân, rụng trái…: Bệnh gây hại do thời tiết bất lợi, lá bị vàng, trái non bị rụng hàng loạt, giảm năng suất. Phòng ngừa, hạn chế bệnh bằng cách: khi thấy thời tiết bất lợi (mưa nhiều, sáng sớm và đêm lạnh, có sương, và sương muối…) cần tiến hành phun ngừa các loại thuốc như: Ridomil, Antracol, Mancozeb…không nên để ruộng quá ẩm, không nên trồng dày, phun các loại phân bón có chứa Canxi, vi lượng để tăng sức đề kháng.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng