Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Tác dụng và cách sử dụng của đạm, lân, kali

Phân đạm có 3 loại được sử dụng thường xuyên cho cây đó là: Phân urê, Phân sunphat đạm, Phân photphat đạm...

Phân đạm: Có 3 loại được sử dụng thường xuyên cho cây đó là:

- Phân urê có 44 - 48% đạm nguyên chất.

- Phân sunphat đạm còn gọi là phân SA có chứa 20 - 21% đạm nguyên chất. Trong phân này có 24 - 25% lưu huỳnh.

- Phân photphat đạm còn gọi là photphat amôn: Hiện đang lưu hành 2 loại phân bón amôn photphat là DAP (18-46-0) và MAP (10-50-0) là loại phân vừa có đạm vừa có lân. Phân DAP là loại phân trung tính nên có thể sử dụng trên các loại đất khác nhau còn phân MAP là loại chua sinh lý (pH = 4 - 4,5) nên không thích hợp với các loại đất chua.

>>> Xem thêm: Lựa chọn công ty phân bón uy tín

Tác dụng và cách sử dụng của đạm, lân, kali

Khi bón đạm cần:

- Bón đúng lúc tốt nhất là thời kì sinh trưởng mạnh nhất của cây.

- Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước.

- Không bón tập trung một lúc, một chỗ, cần chia nhiều lần và không bón quá thừa.

Phân lân (có 2 dạng):

- Supe lân: Có 16 - 20% lân nguyên chất. Ngoài ra trong phân này còn chứa một lượng lớn thạch cao và axit nên có phản ứng chua.

- Lân nung chảy: Tỷ lệ lân nguyên chất 5 - 20%, trong phân còn có canxi (30%), một ít kiềm chủ yếu là Mg (12 - 13%). Lân nung chảy có phản ứng kiềm nên không được trộn lẫn phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất. Phân không tan trong nước nhưng tan được trong axit yếu nên cây sử dụng dễ dàng. Phân có thể sử dụng bón lót hoặc bón thúc đều tốt. Phân lân cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng của cây nhất là giai đoạn cây con.

Phân kali (có 2 dạng):

- Kaliclorua (KCL): Có hàm lượng kali nguyên chất 50 - 60%. Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt, màu xám đục hoặc màu trắng.

- Kalisunphat (K2SO4): Có hàm lượng kali nguyên chất 45 - 50% trong phân còn có lưu huỳnh ( 8%). Phân thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây có dầu như hành, tỏi, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê. Đây là loại phân chua sinh lý.

* Chú ý:

- Bón kali ở đất trung tính dễ làm cho đất chua cho nên ở các chân đất này cần kịp thời bón vôi.

- Kali nên kết hợp bón với các loại phân khác như đạm.

- Kali có thể sử dụng phun lên lá (Kalisunphat) vào các giai đoạn cây ra hoa, làm củ, tạo sợi...

- Bón quá nhiều kali có thể làm cây teo rễ.

- Các loại cây cần nhiều kali là chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai sắn, bông, đay...

Chia sẻ
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng