Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Chính sách hỗ trợ nông dân phát triển kinh doanh, giảm nghèo bền vững

Nhằm triển khai hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ không chỉ tập trung tuyên truyền mà còn đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, khoa học kỹ thuật, dạy nghề...

Tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay, các cấp Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tổ chức 39 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ xuân với trên 3.500 người tham dự; cấp phát 10.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, 3.000 tờ rơi quy trình kỹ thuật sản xuất 30 loại rau an toàn.

>>> Xem thêm: Làm giàu nhờ chuyển đổi mô hình trồng lúa sang nuôi cá

Chính sách hỗ trợ nông dân phát triển kinh doanh, giảm nghèo bền vững

Hội Nông dân huyện phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi (Viện nghiên cứu cây rau quả) và Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao Naonotech tổ chức 8 lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây bưởi Phúc Thọ trong giai đoạn ra hoa với hơn 830 người tham dự.

Phối hợp với Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng nông sản Hà Nội tổ chức khảo sát, lựa chọn xây dựng 03 mô hình sản xuất, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng thương phẩm; mô hình sản xuất hành lá; mô hình chăm sóc cây bưởi Phúc Thọ).

Cùng với đó, nhận thấy nhu cầu về vốn trong nông dân rất lớn, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã phối hợp với các ngân hàng tạo nguồn vốn cho nông dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Thành lập và duy trì hoạt động của 59 tổ nhóm vay vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 1.221 thành viên, tổng dư nợ 88 tỷ 351 triệu đồng; 132 tổ tiết kiệm và vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội ở 23 xã, thị trấn cho 3.946 hộ vay với tổng dư nợ 116 tỷ 337 triệu đồng.

Hội Nông dân huyện cũng chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân với tổng số vốn các cấp Hội đang quản lý gần 30 tỷ đồng cho trên 1.100 hộ vay.

Bên cạnh việc khai thác các nguồn lực và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hàng năm, các cấp Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các ngành liên quan tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân có đủ điều kiện đăng ký tham gia các lớp học nghề. Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện tổ chức 14 lớp học nghề phi nông nghiệp cho 490 học; cung ứng các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, khảo nghiệm các loại giống cây trồng mới.

Các cấp Hội Nông dân huyện cũng tích cực tuyên truyền, vận động các hộ nông dân, các doanh nghiệp, các hợp tác xã quan tâm xây dựng nhãn hiệu và thực hiện bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp của mình, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống lâu năm của địa phương, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Đến nay, huyện đã có 4 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm: Bưởi Phúc Thọ, chuối Vân Nam, cà dầm tương Tam Hiệp, tương nếp Tam Hiệp, trong đó có 3 nhãn hiệu Hội Nông dân huyện được giao trực tiếp quản lý (bưởi Phúc Thọ, cà dầm tương Tam Hiệp, tương nếp Tam Hiệp).

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đóng góp hàng tỷ đồng và hàng nghìn ngày công lao động cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng các mô hình đường cây xanh, mô hình cánh đồng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật; vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi hỗ trợ, giúp đỡ những hộ nghèo gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững…

Qua những hoạt động thiết thực, các cấp Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã triển khai hiệu quả phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chia sẻ
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng