Hướng dẫn nuôi cá đối mục thương phẩm

Thứ 7, 28/10/2023 | 10:00 GMT+7

Cá đối mục với ưu thế thịt ngọt, giàu dinh dưỡng, thơm ngon. Trong quá trình nuôi ít bị bệnh tật, không phải sử dụng nhiều loại thuốc, quản lý và chăm sóc dễ, nguy cơ bị lan tràn dịch bệnh ít, tỷ lệ rủi do thấp do đó cá đối đang được thị trường rất ưa chuộng. Để quá trình nuôi cá đối mục mang lại hiệu quả kinh tế cao bà con cần tham khảo kỹ thuật nuôi sau đây.

>>> Kỹ thuật nuôi ghép cá chạch đồng với cua đồng

Chọn giống

Cá giống thả vào ao nuôi cá thương phẩm phải đồng đều về kích thước, chiều dài toàn thân đạt 6-8 cm. Cá không bị bệnh, không xây sát, bơi lội hoạt bát, có màu trắng sáng.

Môi trường nuôi

Có hai hình thức nuôi cá đối mục trong ao đất, đó là: Nuôi đơn (cá đối mục được nuôi bán thâm canh và thâm canh trong các ao nuôi chuyên canh) và nuôi ghép (cá đối mục thường được nuôi ghép với các loài cá khác như cá chép thường, cá trắm cỏ, cá chép bạc, cá rô phi và cá măng biển). Có thể nuôi được trong vùng nước lợ, nước ngọt và nước mặn.

Ao cần có cống cấp và thoát nước riêng, đáy ao là cát hoặc cát bùn, bùn pha sét, có độ hơi dốc nghiêng về phía cống thoát.

Đảm bảo được vị trí ao nuôi cần nguồn nước tốt và đầy đủ, có biên độ triều từ 2-3 m để dễ dàng thay nước. Nước có độ mặn 10-35 ‰. Nếu có nguồn nước ngọt thì quá tốt để sử dụng khi cần thiết như ổn định độ mặn ao nuôi. Loại ao nuôi cá đối mục tốt nhất là ao đất và diện tích mặt nước lớn. Diện tích ao tối thiểu từ 1.000 – 20.000 m2, lý tưởng nhất là từ 2.000 – 5.000m2; Độ sâu ao khoảng từ 1,2-1,5 m nước.

Có bờ chắn, cống cấp và thoát nước riêng, nước lấy vào phải qua lưới lọc. Các công tác bao gồm tháo cạn nước ao, phơi ao, nạo vét đáy ao, bón vôi, diệt tạp và bón phân gây màu. Cần diệt cá tạp bằng saponin với lượng 10 kg/1.600 m2. Bà con bón vôi khoảng 7-10kg/1.000m2.

Khi đã cho nước vào 30-40 cm thông qua lưới lọc mịn, bà con bón phân gây màu bằng phân gà 1-2 tấn/ha nhằm tạo mùn bã hữu cơ và thức ăn tự nhiên cho cá. Hoặc bón phân vô cơ với lượng 22 kg/ha; 50 kg/ha; hay 25 kg/ha. 5-7 ngày sau, nước sẽ có màu xanh thì tiến hành thả giống.

Kỹ thuật nuôi cá đối mục thương phẩm

Tùy vào việc nuôi đơn hay nuôi ghép mà hình thức thả giống khác nhau.

Nếu nuôi đơn thì sau khi cải tạo ao, lấy nước vào có thể thả cá giống nuôi ngay với mật độ 2-3 con/m2, cá giống có trọng lượng 10-15gam/con, mật độ thả từ 6.500-7.500 con/ha.

Nếu nuôi ghép cá đối mục với cá rô phi và cá chép trong các ao nuôi bán thâm canh, cá đối giống được thả với mật độ 3.000- 4.000 con/ha, cá chép thường có trọng lượng 100 g/con được thả với mật độ 2000-3000 con/ha và cá rô phi giống có trọng lượng 10-15 gam/con được thả với mật độ 60.000-75.000 con/ha. Mục đích của việc nuôi ghép là để cá đối mục ăn bớt tảo và thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí...

Trong thời gian nuôi kéo dài khoảng 7-8 tháng, sử dụng thức ăn viên công nghiệp dành cho cá có vảy với khẩu phần hợp lý theo kích cỡ trọng lượng cá (5-15% trọng lượng thân). Do cho cá ăn thức ăn viên nổi nên dễ dàng kiểm tra lượng thức ăn dư thừa và điều chỉnh cho hợp lý.

Đối với nuôi ghép với tôm thì chỉ cho tôm ăn theo quy trình nuôi, còn cá sử dụng thức ăn thừa từ tôm để phát triển. Nếu nuôi ghép với cá khác thì vẫn sử dụng thức ăn viên, có thể bổ sung phân để tạo thức ăn tự nhiên, giảm chi phí nuôi và tăng hiệu quả kinh tế.

Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước, xác định các yếu tố môi trường, theo dõi các yếu tố môi trường. Theo dõi tình trạng sức khỏe, các bệnh lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

Mực nước trong ao nuôi luôn duy trì trên 1,2m, lượng nước thay đối từ 20 – 30%/lần thay, thời gian thay nước tùy theo mức độ ô nhiễm trong ao.

Sử dụng các loại máy đảo nước, máy sục khí để duy trì lượng oxy hòa tan tối ưu trong ao nuôi, đặc biệt là sau khi mặt trời lặn. Trong thời gian đầu của quá trình nuôi chỉ chạy máy quạt nước vào buổi tối, khi cá lớn tùy theo tổng khối lượng cá trong ao nuôi mà điều chỉnh thời gian chạy máy quạt nước cho phù hợp.

Đồng thời phải thay nước thường xuyên đối với ao nuôi đơn và cấp nước thêm cho ao, lượng nước thay từ 20-30%.

Đối với ao nuôi ghép, do phải duy trì màu nước, thức ăn tự nhiên cho nên hạn chế thay nước, khoảng 3-5 ngày thay một lần.

Trong ao nuôi cá đối mục thương phẩm, mực nước phải đảm bảo độ sâu trên 1,2m, độ trong 20-30cm.

>>> Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá ngựa đem lại hiệu quả kinh tế cao

Phòng bệnh

Hệ thống ao nuôi, trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất giống phải được thường xuyên vệ sinh, xử lý mầm bệnh và tiệt trùng.

Giống cá trước khi thả nuôi cần phải xử lý bệnh, tắm trong dung dịch xytetracylin 5 ppm. Thời gian khoảng 30-60 phút.

Thu hoạch

Sau thời gian 1 năm nuôi, cá đối mục nuôi chuyên canh có thể đạt trọng lượng từ 400g – 600g, nuôi ghép có thể đạt trọng lượng từ 700g – 900g/con. Khi đó, bà con tiến hành thu hoạch. Bà con thu một lúc bằng cách tháo cạn nước, đồng thời dùng lưới kéo bắt cùng một lần để bán hoặc là thu tỉa hằng ngày bằng cách bủa lưới.

 

Chia sẻ

Thủy sản

Kỹ thuật nuôi cá chép giòn hiệu quả
Kỹ thuật nuôi cá chép giòn hiệu quả

1129 view | Thứ 6, 29/12/2023 | 08:51 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng

1700 view | Thứ 4, 27/12/2023 | 09:23 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá leo thương phẩm trong ao
Kỹ thuật nuôi cá leo thương phẩm trong ao

1667 view | Thứ 3, 19/12/2023 | 08:56 GMT+7

Kỹ thuật nuôi ngao thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật nuôi ngao thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao

308 view | Thứ 6, 15/12/2023 | 08:58 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương

125 view | Thứ 2, 19/08/2024 | 10:46 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt

156 view | Thứ 5, 08/08/2024 | 15:21 GMT+7

Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP
Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP

214 view | Thứ 3, 30/07/2024 | 10:43 GMT+7

Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích
Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích

293 view | Thứ 2, 22/07/2024 | 08:21 GMT+7


TOP VIEW