Bước 1: Chọn hom riềng
Có 2 cách nhân giống củ riềng đó là tách chiết chồi cây con từ bụi cây già hoặc sử dụng củ riềng già không bị sâu bệnh hay hư thối, dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 2 - 3 mắt sau đó chấm tro bếp vào để hãm nhựa.
Sau khi cắt hom xong xếp đều trên các khay, để nơi khô thoáng có bóng râm, tưới ẩm để ủ hom trong vòng 1 - 2 tuần thì hom riềng sẽ nhú mắt, khi hom giống dài khoảng 3 - 5 cm và có ít nhất 1 - 2 mầm thì có thể đem trồng.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng riềng cho năng suất cao
Bước 2: Trồng riềng
Cây riềng có bộ rễ ăn sâu xuống đất nên nếu trồng riềng vào xô chậu, thùng xốp hoặc bao cát thì cần chọn loại thùng chậu có chiều sâu và rộng để cây riềng có không gian để phát triển. Cho lượng đất, phân chuồng ủ hoại và super lân cho vào bao, đào hố sâu khoảng 15cm sau đó đặt hom riềng xuống cho mầm củ hướng lên, trải lên mặt lớp đất mỏng để giữ ẩm.
Nếu trồng riềng ngoài ruộng thì phải cảy xới đất kỹ, rạch hàng sâu 20 - 25cm với khoảng cách mỗi hàng cách nhau 0,6m, bón lót phân chuồng ủ hoại và lân xuống mỗi hàng rồi lấp đất mỏng lên, sau đó mới đặt hom riềng xuống, trồng mỗi cây cách nhau từ 0,5 - 0,6m. Sau khi trồng hom riềng thì phủ lên một lớp đất trộn và lớp rơm rạ mỏng để giữ ẩm cho hom nhanh mọc mầm.
Chăm bón cây riềng
Cây riềng hầu như không cần chăm sóc nhiều mà vẫn nhanh phát triển cho củ tốt. Trong thời gian ban đầu sau khi trồng hom riềng thì cần tưới nước thường xuyên để củ mau mọc mầm bén rễ hồi xanh. Sau khi trồng khoảng 2 tuần thì tưới thêm phân chuồng ủ mục pha nước cho cây sinh trưởng tốt.
Củ riềng rất ít hút nước vì vậy mà suốt quá trình trồng cây riềng rất ít khi tưới nước, tưới nước kết hợp bón phân chuồng hoại mục, đạm và kai vào thời điểm khi cây riềng phát triển thân và ra lá cần để cây ra nhiều hoa. Thời điểm khi cây ra củ bón thúc phân kali giúp cây nuôi củ. Sau đó cứ cách 30 - 40 ngày tưới nước kết hợp bón phân 1 lần.
Chú ý khi bón phân thì nên bón cách gốc không nên bón trực tiếp vào gốc cây riềng, kết hợp làm cỏ và vun gốc cho cây để giúp cây đứng thẳng tránh bị đổ ngã, phủ tro trấu, phân hữu cơ vào gốc cây giúp cho củ to và năng suất cao.
Cây riềng có tính cay và nóng nên hầu như không có sâu bệnh gây hại vì vậy mà trồng cây riềng thì không cần phải phun thuốc trừ sâu bệnh.
Thu hoạch củ riềng
Cây riềng sau khi trồng khoảng hơn 1 năm là có thể thu hoạch, vì cây riềng là cây lâu năm nên thời gian trồng càng lâu thì củ riềng càng lớn và cay. Củ riềng có thể phơi khô hoặc để ngâm làm rượu thuốc rất tốt