Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Kỹ thuật phòng chống rệp sáp bột hồng hại cây sắn

Nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật tạm thời hướng dẫn phòng chống rệp sáp bột hồng hại cây sắn (khoai mì), giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và pháttriển sản xuất sắn theo hướng sản xuất an toàn, bền vững.

I. MỤC TIÊU

Nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật tạm thời hướng dẫn phòng chống rệp sáp bột hồng hại cây sắn (khoai mì), giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và pháttriển sản xuất sắn theo hướng sản xuất an toàn, bền vững.

>>> xem thêm: Tìm hiểu về giống đu đủ lùn cao sản

Kỹ thuật phòng chống rệp sáp bột hồng hại cây sắn

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình kỹ thuật tạm thời phòng chống rệp sáp bột hồng hại cây sắn được phổ biến áp dụng cho hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ, Kiểmdịch thực vật và các tổ chức, cá nhân có trồng sắn trên lãnh thổ Việt Nam.

III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GÂY HẠI VÀ PHƢƠNG THỨC PHÁT TÁN

1. Đặc điểm hình thái

Rệp sáp bột hồng là Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Pseudococcidae: He-miptera) đã gây hại nặng nề ở nhiều vùng trồng sắn lớn trên thếgiới. Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây rệp sáp bột hồng xâm nhập gây hại sắn ở một số tỉnh vùng miền Đông Nam bộ. Đến nay chúng đã xuất hiện ở mộtsố tỉnh miền Trung và phía Bắc qua con đường vận chuyển hom giống.

Trứng rệp sáp bột hồng hình ô-van thuôn dài, lúc mới đẻ màu trong hơi vàng, sau chuyển thành màu vàng nhạt. Trứng dài 0,3-0,75mm, rộng0,15-0,3mm. Trứng đơn nằm trong các túi trứng bao phủ kín bằng lông mịn và nằm ở điểm cuối phía sau của trưởng thành cái.

Rệp non hình ô-van, trải qua 3 tuổi, rệp tuổi 1 màu vàng nhạt có 6 đốt râu đầu, di chuyển nhanh nhẹn; các tuổi tiếp theo kích thước cơ thể tăng dần vàkhả năng di chuyển chậm dần. Rệp non đẫy sức dài 1,1- 2,6 mm rộng 0,5- 1,4 mm, râu đầu có 9 đốt.

Rệp trưởng thành cũng có dạng hình ô-van, màu hồng và bao phủ bởi lớp sáp bột màu trắng, mắt kép lồi, chân phát triển. Kích thước rệp trưởngthành dài 1,1- 2,6 mm rộng 0,5- 1,4 mm. Các đốt của cơ thể rệp sáp hồng rất rõ ràng, xung quanh mép thân và phần cuối bụng mang các tua sáp trắng rấtngắn. Râu đầu thường có 9 đốt.

3. Phát sinh phát triển và gây hại

Ở điều kiện nhiệt độ môi trường khoảng 28oC, thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành đẻ trứng khoảng 33 ngày (vòng đời). Mỗi con trưởngthành cái có thể đẻ 300-500 trứng.

Rệp sáp bột hồng hại sắn phát sinh phát triển mạnh trong các tháng mùa khô và các tháng có lượng mưa thấp (

Rệp sáp bột hồng sống cộng sinh với một số loài kiến và có thể lây lan nhờ kiến; Cũng như một số loài rệp sáp giả khác, rệp sáp bột hồngcó khả năng sinh sản đơn tính, trưởng thành cái không cần giao phối vẫn có thể đẻ trứng và trứng vẫn nở thành con

Rệp sáp bột hồng tấn công đỉnh sinh trưởng của cây sắn, hút nhựa cây gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn bị lùn.Trên lá, rệp bám ở mặt sau lá, gây hại làm các lá sắn bị xoăn, biến vàng. Bị nhiễm với mật độ cao, lá cây sắn khô giòn, có thể bị rụng toàn bộ lá, làm giảmnăng suất củ sắn tới trên 80%.

4. Cây ký chủ

Ngoài ký chủ chính là cây sắn, rệp sáp bột hồng còn được phát hiện thấy gây hại trên cây cao su, cây trạng nguyên, cây nam sâm, cói lác và câybái chổi (bái nhọn).

5. Phương thức phát tán

Rệp sáp bột hồng có thể tồn tại trên tất cả các bộ phận của cây sắn (gốc, thân, lá, đỉnh sinh trưởng), rệp mới nở dễ dàng bị cuốn theo gió.

Rệp sáp bột hồng lây lan qua hom giống, phát tán nhờ gió, kiến, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ lao động, phươngtiện vận chuyển.

IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Rệp sáp bột hồng mới xuất hiện gây hại ở nước ta khoảng 2 năm trở lại đây nên chưa có các kết quả nghiên cứu đầy đủ về chúng. Tuy nhiên, đểhạn chế tác hại của chúng, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố có trồng sắn, thực hiện và chỉ đạo nông dân ápdụng các biện pháp phòng chống theo quan điểm quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như sau:

- Thường xuyên điều tra các khu vực trồng sắn để phát hiện kịp thời và theo dõi diễn biến của rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn. Khoanh vùngdiện tích sắn bị nhiễm và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống phù hợp.

- Đối với những vùng rệp sáp bột hồng mới xâm nhập vào địa phương (các ổ dịch ban đầu), áp dụng biện pháp tiêu hủy, việc tiêu hủy thực hiện theovăn bản hướng dẫn tiêu hủy số 1235/BVTV-QLSVGHR, ngày 13/7/2012 của Cục Bảo vệ thực vật.

- Đối với những vùng đã bị rệp sáp bột hồng đã lây lan rộng cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau:

a. Biện pháp canh tác:

- Khi làm đất trồng sắn cần phải tiêu hủy triệt để tàn dư cây sắn, cây ký chủ phụ của rệp sáp bột hồng.

- Chọn hom giống không bị nhiễm rệp sáp bột hồng để trồng, phải xử lý hom giống trước khi trồng (xem cách xử lý hom giống ở mục c trang sau).

- Chăm sóc tốt để cây sắn sinh trưởng phát triển nhanh, tăng sức chống chịu dịch hại.

- Trồng sắn với mật độ hợp lý: Đất tốt, khoảng cách hàng – hàng 1,0m; cây cách cây: 0,8m (10.000 hom/ha); đất trung bình trồng khoảng cách1,1m x 0,8m (11.000 hom/ha); Đất nghèo dinh dưỡng trồng khoảng cách 1m x 0,7m (14.000 hom/ha).

- Bón phân đầy đủ, cân đối để cây sắn sinh trưởng phát triển khỏe mạnh tăng khả năng chống chịu rệp. Bón lót 5 – 7 tấn phân chuồng hoặc từ1,0 – 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 240kg phân lân super + 500-1000kg vôi bột/ha để tăng năng suất và ổn định độ phì của đất. Bón thúc, lượng phân vôcơ thích hợp cho đất trồng sắn là: Đất tốt bón 40N + 80 K2O (tương đương 90kg đạm urê + 130kg kaliclorua) cho 1 ha; Đất trung bình bón: 60N + 80-100 K2O (tương đương 135kg đạm urê + 130-170kg kaliclorua) cho 1 ha; Đất xấu bón: 80-120N + 80-120 K2O (tương đương 180-270kg đạm urê + 130-200kg kaliclorua) cho 1 ha;

- Thường xuyên vệ sinh ruộng sắn, diệt sạch cỏ dại, cây ký chủ phụ để không có nơi cư trú của rệp.

- Luân canh cây sắn với các cây trồng khác như: đậu, lúa nước, … để giảm nguy cơ xuất hiện gây hại của rệp sáp bột hồng.

b. Biện pháp sinh học

- Nhân nuôi và phóng thích ra đồng ruộng ong ký sinh Anagyrus lopezi De Santis hoặc Epidiocarsis lopezi De Santis để kiểm soát rệp sáp bộthồng hại sắn.

- Bảo vệ và lợi dụng các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt trong tự nhiên như bọ rùa, bọ cánh gân, bọ xít đỏ, ... để kiểm soát rệp sáp bột hồng.

- Đánh giá, chọn những giống sắn kháng hoặc chống chịu rệp sáp bột hồng, đảm bảo năng suất và chất lượng để đưa vào trồng thay thế các giốngsắn nhiễm.

c. Biện pháp hóa học

- Trước khi trồng phải xử lý hom giống bằng cách ngâm trong dung dịch nước thuốc 30 phút trước khi trồng. Sử dụng các thuốc trừ sâu có hoạt chấtThiamethoxam, Imidacloprid (pha 4 gram thuốc trong 20 lít nước) hoặc Dinotefuran (pha 40 gram trong 20 lít nước).

- Khi phát hiện rệp sáp bột hồng hại sắn trên đồng ruộng trong điều kiện thời tiết khô, nắng nóng, mật số thiên địch trên đồng ruộng thấp thìphải tổ chức phun trừ rệp sáp bột hồng trên diện tích sắn bị nhiễm và diện tích liền kề bao quanh trong phạm vi tối thiểu 30m bằng các thuốc trừ sâu gốc Thiamethoxam hàm lượng hoạt chất 350g/l dạng thành phẩm SC; gốc Imidacloprid hàm lượng hoạt chất 25% W/W, dạng thành phẩm WP; gốcNitenpiram hàm lượng hoạt chất 50% W/W, dạng thành phẩm WP; gốc Dinotefuran hàm lượng hoạt chất 20% W/W, dạng thành phẩm WP. Sử dụng theonồng độ khuyến cáo và phun với lượng dung dịch nước thuốc đã pha là 600 lít/ha;

Có thể phối hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả của thuốc; Phun thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theokhuyến cáo trên bao bì.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có trồngsắn áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống rệp sáp bột hồng.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh cần báo cáo kịp thời về Cục Bảo vệ thực vật để cùng phối hợp giải quyết.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng