Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng đạt hiệu quả năng suất cao

Thứ 2, 24/07/2023 | 15:14 GMT+7

Cá diêu hồng hay còn có tên gọi khác là điêu hồng, rô phi đỏ là loài cá nước ngọt được thị trường tiêu thụ khá mạnh có giá trị kinh tế cao. Cá điêu hồng có thể nuôi ở nhiều mô hình khác nhau như ao, bè nổi trên sông, hồ chứa. Sau đây là mô hình kỹ thuật nuôi cá diêu hồng đạt năng suất cao mời bà con tham khảo.

Cá diêu hồng hay còn có tên gọi khác là diêu hồng, rô phi đỏ là loài cá nước ngọt được thị trường tiêu thụ khá mạnh có giá trị kinh tế cao.

Tìm hiểu đặc điểm của cá diêu hồng

Cá diêu hồng hay còn gọi là cá điêu hồng, có tên tiếng anh khoa học là Red Tilapia. Thực chất thì đây là tên gọi khác của loại cá rô phi đỏ, chúng là kết quả lai tạo giữa cá rô phi vằn và cá rô phi đen. Cá này có thịt thơm và ngon, thịt chắc, đặc biệt rất ít xương răm, dễ chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng nên đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường.

Hiện nay cá diêu hồng được nhiều người nuôi bởi đặc tính là cá lớn nhanh, rất dễ nuôi, nó có thể sống tốt ở những nơi oxy kém. Thêm vào đó thời gian nuôi cá ngắn ngày, đảo vụ nhanh nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con. Hơn nữa loại cá này có thể sống được cả ở môi trường nước ngọt, nước mặn lẫn nước lợ.

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng đạt hiệu quả kinh tế cao

Thực tế thì cách nuôi cá điêu hồng khá đơn giản, tuy nhiên bạn cần nắm rõ hơn về kỹ thuật, nhất là khâu chuẩn bị ao nuôi, cho ăn để giúp cá lớn nhanh, hạn chế dịch bệnh. Cụ thể:

- Chuẩn bị ao nuôi cá diêu hồng

+ Đối với ao bùn đất

Ao cần đảm bảo từ 250 m2 trở lên cùng độ sâu 1 -1,5m. Ao cần phải đảm bảo chủ động được nguồn nước giúp cấp thoát nước dễ hơn khi nuôi cá. Làm sạch ao, dọn hết cỏ cây quanh bờ ao, lấp hết hang hốc, loại bỏ hết cá tạp và chướng ngại vật trong ao, vét bùn ở dưới đáy ao. Sau đó bón vôi, phơi nắng 5 -7 ngày rồi mới cấp nước vào. Cho phân chuồng hoai mục để gây màu nước ao sau đó mới thả cá vào ao.

+ Đối với ao lót bạt

So với ao bùn đất thì nuôi cá diêu hồng trong ao lót bạt chống thấm màng hdpe được nhiều người lựa chọn hơn bởi nó khắc phục hoàn toàn được nhược điểm của ao bùn đất như: hạn chế dịch bệnh, đảm bảo oxy cho cá, đảm bảo chất lượng nước, dễ vệ sinh, dễ thu hoạch, cá lớn rất nhanh, tiết kiệm chi phí hơn.

+ Đối với nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng

Đây là một phương pháp mới hiện nay dành cho những hộ nông dân có diện tích ít. Tuy vậy phương pháp này có thể coi là giải pháp tiết kiệm và hiệu quả cao. Cá diêu hồng được nuôi trong những bể xi măng lót bạt nhựa HDPE. Nhờ nuôi trong bể diện tích nhỏ mà người nuôi có thể kiểm soát được nguồn nước, nhiệt độ, độ ẩm và cho cá ăn một cách dễ dàng.

Bạn có thể làm ao nuôi nổi hoặc chìm đều được. Bể sâu tầm 1 – 1,5m, đáy hơi nghiêng 30 độ để thoát nước. Dùng lưới rào quanh bể lại, thiết kế mái che, mua bạt chống thấm (HDPE) để trải đều bể, cố định các góc, bơm nước vào ao.

Cá diêu hồng.

- Lựa chọn cá giống

Bạn nên chọn cá kích thước khoảng 5 -7 cm/con là tốt nhất. Đảm bảo cá đều nhau, cá con không bị dị tật, cá khỏe mạnh và nhanh nhẹn, không tróc vẩy, không rách vây, không mất nhớt. Cá giống chọn xong thì cho vào túi nilon có sục oxy hoặc bỏ vào thùng phi có sục khí để di chuyển về môi trường thả nuôi.

- Mật độ thả cá giống

Mật độ thích hợp để thả cá diêu hồng giống là 3 con/mét vuông.Trước khi thả cá vào ao thì bạn nên dùng nước muối pha loãng nồng độ 2 -3% để tắm cho cá tầm 10 -15 phút, làm như vậy để diệt hết mầm bệnh lẫn kí sinh trùng bám rên cá. Sau đó đưa bao chứa cá ngâm trong nước ao15 phút để cá thích nghi dần rồi mở miệng bao racho cá từ từ chui ra.

Thời điểm thả cá tốt nhất là sáng sớm hoặc là chiều mát, tránh thả cá khi trời nắng hoặc có gió mùa bởi như vậy cá dễ bị chết nhiều.

- Cho cá diêu hồng ăn

Bạn có thể cho cá điêu hồng ăn một số thức ăn như: bột khoai, bột ngô, sắn, cám, gạo, bèo, rau muống, bèo tấm hay rau thái nhỏ. Bên cạnh đó cũng có thể cho ăn bằng giun ốc xay nhỏ, tôm cá nhỏ, bã bia, bã rượu, thức ăn công nghiệp với lượng đạm 25-30%.

- Chăm sóc cá diêu hồng

Chú ý theo dõi và thay nước thường xuyên cho cá, nếu là bề bạt thì ít phải thay nước hơn. Mỗi lần thay 10 -20% lượng nước trong ao. Nếu phát hiện thấy cá có các dấu hiệu bệnh thì cần phải xử lý kịp thời, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Cá diêu hồng là giống cá nuôi ngắn ngày, dễ nuôi, nhanh thu hoạch.

Những bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh cho cá diêu hồng

- Bệnh xuất huyết

Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda gây ra. Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra.

Biện pháp đề phòng là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa. Nên định kỳ bón khử trùng nơi cho ăn.

Cách trị là bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh.

- Bệnh do ký sinh trùng

Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỉ lệ hao hụt từ 50 - 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).

Để phòng trị hiệu quả ao ương hoặc môi trường nuôi cá cần phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón Formol nồng độ 25 - 30ml/m3 trị thời gian dài và nồng độ từ 100 - 150 ml/m3 nếu trị trong 15 - 30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 - 5 g/10m3 trị thời gian dài và từ 20 - 50 g/10m3 trị trong 15 - 30 phút, cách ngày trị một lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1 - 3% trị thời gian dài và 1 - 2% trị trong 10 -1 5 phút.

- Cá trương bụng do thức ăn

Nguyên nhân chủ yếu là do ăn thức ăn tự chế của cá không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Lúc này bà con cần là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotic...)

Thu hoạch cá diêu hồng

Khoảng 4-6 tháng sau khi nuôi là bạn có thể thu hoạch được, lúc này cá nặng khoảng 400-600gram/con. Hoặc nếu như nuôi số lượng lớn thì bạn có thể thu hoạch tỉa các con kích thước lớn trước rồi sau đó thu toàn bộ sau.

Việc thu hoạch và cân cá cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh cá bị sây sát, tuột nhớt.

Cuối cùng là vệ sinh ao và chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

Cá diêu hồng là giống cá nuôi ngắn ngày, dễ nuôi, nhanh thu hoạch và đem lại thu nhập cao ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt, hạn chế tình trạng cá chết và rủi ro thì bà con cần phải nắm được kỹ thuật nuôi cá diêu hồng. Chúc bà con nuôi cá diêu hồng thành công.

 

Chia sẻ

Thủy sản

Kỹ thuật nuôi cá chép giòn hiệu quả
Kỹ thuật nuôi cá chép giòn hiệu quả

1076 view | Thứ 6, 29/12/2023 | 08:51 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng

1634 view | Thứ 4, 27/12/2023 | 09:23 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá leo thương phẩm trong ao
Kỹ thuật nuôi cá leo thương phẩm trong ao

1607 view | Thứ 3, 19/12/2023 | 08:56 GMT+7

Kỹ thuật nuôi ngao thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật nuôi ngao thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao

282 view | Thứ 6, 15/12/2023 | 08:58 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương

42 view | Thứ 2, 19/08/2024 | 10:46 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt

75 view | Thứ 5, 08/08/2024 | 15:21 GMT+7

Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP
Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP

126 view | Thứ 3, 30/07/2024 | 10:43 GMT+7

Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích
Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích

228 view | Thứ 2, 22/07/2024 | 08:21 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ

162 view | Thứ 3, 16/07/2024 | 08:49 GMT+7


TOP VIEW