Nuôi chim bồ câu thả vườn là mô hình mà người nuôi chỉ đóng chuồng và để cho bồ câu tự do sinh hoạt như ngoài thiên nhiên. Đây là mô hình đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỉ 19, khi ấy các nhà vương giả nuôi chim bồ câu thả rông để làm cảnh, phổ biến nhất là giống bồ câu Pháp và bồ câu ta.
Theo phương pháp nuôi này, người nuôi cần đóng một “chung cư” cho đàn chim bồ câu với các trang bị cơ bản như phân ra từng ô, lót ổ đẻ hoặc có thể đặt thêm máng thức ăn nếu cần thiết. Thậm chí chuồng nuôi cũng có thể được sơn màu tươi sáng như một ngôi nhà thực sự.
Theo thời gian, giá trị thương mại của chim bồ câu ngày càng gia tăng. Với những ưu điểm của một mô hình “sinh thái” thì thịt chim bồ câu nuôi bằng phương pháp thả vườn đang rất được người tiêu dùng quan tâm, do được nuôi chủ yếu bằng thức ăn tự nhiên, thịt chim ngon, săn chắc do được bay nhảy như ngoài tự nhiên. Theo đó, giá thịt bồ câu thả vườn cũng luôn cao hơn các loại bồ câu nuôi bằng phương pháp nuôi nhốt nghiệp khác.
Làm chuồng nuôi
Điều đầu tiên cần lưu ý là xác định vị trí đặt chuồng và chọn hướng hợp lý. Chuồng nuôi chim bồ câu cần thoáng mát, khô ráo và nhiều ánh sáng. Vật liệu làm chuồng chủ yếu là ván gỗ tự nhiên hoặc tre nứa. Sau đó chúng ta tiến hành đóng chuồng theo các thông số kĩ thuật tham khảo bên dưới:
>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp
- Kích thước chuồng: Dựa trên số lượng ô chuồng để tính ra kích thước chuồng, cần lưu ý là phần mái phải che được mưa để tổ chim không bị ướt.
- Kích thước ô chuồng: Có rất nhiều thông số kĩ thuật cho mỗi ô chuồng, tuy nhiên kích thước trung bình thường là 40x40x40cm hoặc 50x50x50cm để đủ tạo không gian thoải mái, thoáng mát cho chim sinh hoạt.
- Giá đỡ chuồng: Để tránh mối đe dọa từ các loại gây hại cho chim như chuột, rắn… thì chuồng nuôi chim bồ câu thả rông thường được đặt trên một giá đỡ cao hơn mặt đất. Người nuôi có thể lựa chọn chiều cao giá đỡ sao cho thuận tiện việc theo dõi và chăm sóc đàn chim. Chiều cao khuyến nghị thường là 0,7 -1,5m.
- Sơn trang trí: Chuồng chim bồ câu thường được sơn và trang trí với màu sắc tươi sáng, phổ biến nhất là màu xanh da trời. Nước sơn sẽ tăng độ bền cho gỗ và có thể thu hút thêm cả chim từ nơi khác đến.
Sau khi hoàn thành giai đoạn đóng chuồng và đặt theo hướng đã chọn thì người nuôi cần hoàn thiện “ngôi nhà” cho đàn chim.
- Lót ổ đẻ: Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển đàn chim. Đặc biệt là phải làm 2 ổ riêng biệt vì chim bồ câu vẫn đẻ trứng trong quá trình nuôi con. Kích thước ổ thường có đường kính 20-25cm và cao 8cm. Ổ lót bằng rơm và phải sạch sẽ.
- Đặt máng thức ăn và nước uống: Đối với mô hình này thì không cần trang bị máng cho từng ô chuồng mà bạn có thể đặt một máng lớn cho cả đàn. Vị trí đặt gần chuồng và phải cao ráo, sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh, thay thức ăn cũng như nước. Đặc biệt là chim bồ câu rất thích tắm nên cần có máng nước tắm.
Thả chim
Phương pháp nuôi chim bồ câu thả rông có một nhược điểm đó là có thể bị hao hụt số lượng lớn vì nhiều lí do như chim bỏ đi, bị săn bắn trộm… Do đó, giai đoạn thả chim mang tính quyết định trong mô hình này.
Chăm sóc chim
Công việc chăm sóc chim bồ câu theo phương pháp thả rông rất đơn giản vì chủ yếu là chim sống theo bản năng tự nhiên. Điều quan trọng nhất là theo dõi đàn chim để phòng ngừa và chữa trị bệnh vì mô hình này có nhược điểm là chim dễ mang mầm bệnh về và lây cho đàn. Chuồng chim bồ câu cần được dọn dẹp thường xuyên để đảm bảo vệ sinh, có thể là 1 tuần/lần.
Ngoài ra, việc bổ sung thức ăn cho đàn chim cũng là điều cần thiết, đặc biệt là các chất khoáng, muối và sỏi nhỏ được trộn theo công thức 85% khoáng Premix, 5% muối NaCl, 10% sỏi đường kính <0.5cm.
Mặc dù khi đóng chuồng chúng ta đã làm giá đỡ để hạn chế loài gây hại nhưng cũng nên kiểm tra thường xuyên để hạn chế rủi ro và bảo vệ đàn chim.