Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Kỹ thuật trồng dứa trong thùng xốp

Cây dứa có thể trồng quanh năm, tuy nhiên là cây ưa nhiệt vì vậy trồng dứa vào mùa khô cho năng suất cao hơn mùa mưa. Cây khóm nếu trồng trong chậu hay thùng xốp vừa cho trái mập mạp vừa có thể làm cảnh.

Làm đất

Cây dứa hay khóm là cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy cần lưu ý trồng cây dứa, khóm trên loại đất tơi xốp dễ thoát nước.

Nếu trồng cây dứa trong thùng xốp thì chọn loại thùng, chậu có chiều sâu và rộng để trồng khóm, ở đáy thùng phải đục lỗ thoát nước. Trộn đất, xơ dừa, tro trấu, phân hữu cơ vào thùng hoặc chậu. Cây dứa cần có nhiều đất mới phát triển tốt vì vậy cần cho hỗn hợp đất vào đầy thùng.

Nếu trồng cây dứa, khớm ngoài ruộng thì chú ý chọn địa điểm trồng cây khớm phải là vùng đất cao ráo, đất có thể giữ ẩm và dễ thoát nước. Đất trồng cây khớm, thơm cần phải được xới kỹ, làm sạch cỏ rác, bón lót vôi bột, lân, kali và phân chuồng ủ hoại trộn vào đất để phơi đất trong vòng 10 ngày để diệt mầm bệnh. Sau đó san phẳng đất, lên luống cao 20 - 30cm, rộng 1m, rạch 2 luống song song cách nhau 40 - 50cm. Trồng mỗi hàng cách nhau 70 - 80cm, mỗi cây cách nhau 25 - 30cm.

Trồng dứa bằng phần cuống

Trồng dứa vô cùng đơn giản chỉ cần tận dụng phần cuống của trái dứa để nhân giống trồng cây. Chọn quả dứa to chính vàng, cuống nhỏ.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng dứa tại nhà

Kỹ thuật trồng dứa trong thùng xốp

Bước 1: Cắt lấy phần cuống dứa

Dùng tay vặn phần cuống dứa ra khỏi quả dứa, sau đó bóc các lá ở phần dưới sát chân cuống ra và cắt ngang phần dưới để bỏ hết phần thịt dứa đi, cắt đến khi thấy ở chân cuống dứa có những đốm li ti màu nâu là được, những đốm nâu đó chính là phần rễ.

Bước 2: Ươm cuống dứa

Dùng 3 que nhọn xiên chéo vào phần cuối của thân dứa. Đặt cuống dứa vào chậu nước trong vòng 7 - 10 ngày, chú ý thay nước thường xuyên để tránh nước bị bẩn. Đặt ở nơi có ánh sáng nhẹ và thông thoáng.

Sau thời gian ươm cuống dứa trong nước sạch thì rễ cây sẽ bắt đầu mọc ra. Khi cuống dứa bắt đầu mọc rễ dài khoảng 3 - 4cm thì chuyển sang chậu đất hoặc thùng xốp để trồng.

Bước 3: Trồng dứa

Cho đất vào thùng xốp hoặc chậu rồi san phẳng mặt đất, tạo lỗ sâu khoảng 3cm rồi đặt cuống dừa vào trồng, chú ý chỉ trồng phần trổ rễ ở gốc thân cây. Sau đó vun đất cho chặt gốc và tưới ẩm nước cho cây nhanh bén rễ.

Chăm sóc

Trồng dứa trong chậu hay thùng xốp thì lâu cho ra quả, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt thì dứa sẽ sớm phát triển tốt. Cây dứa cần được tưới nước thường xuyên và làm cỏ, vun đất vào gốc cây. Nếu trồng dứa trong chậu thì cần bổ sung xơ dừa, mùn cưa, tro trấu và bón phân hữu cơ hoặc phân trùn quế theo định kỳ 1 tháng 1 lần thì cây dứa sẽ nhanh cho trái.

Trồng cây dứa, cây khóm thì chủ yếu sử dụng phân bón tổng hợp NPK 12 - 6 - 18 chuyên dùng cho cây dứa, bón phân theo 4 - 5 đợt, đợt đầu bón phân vào thời điểm 2 tháng đầu sau trồng, tiếp tục bón các đợt sau mỗi đợt cách nhau 1 tháng. Bón phân bằng cách rải trực tiếp hạt phân vào các nách lá già sát gốc của từng cây rồi tưới nước cho phân tan.

Trước khi cây ra hoa 1 tháng cần phải bón thêm phân đạm và lân để nuôi cây ra hoa kết trái. Khi cây dứa ra hoa và trong giai đoạn phát triển quả thì cần ngưng bón phân chỉ cần tưới nước. Vì nếu bón phân ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Thu hoạch dứa

Cây dứa là cây trồng lâu năm, trồng dứa từ cuống sau 1,5 - 2 năm mới cho ra trái. Cây dứa sẽ cho thu hoạch dài hạn nếu bạn chăm sóc sau khi thu hoạch. Với hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dứa từ cuống và kinh nghiệm trồng cây khóm tại nhà như Hội nuôi trồng cung cấp thì các bạn có thể bắt tay vào trồng cây dứa, cây thơm, cây khớm rồi nhé.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng