GS.TS Nguyễn Văn Thanh - Giảng viên cao cấp Học viện nông nghiệp Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.
Kháng sinh sẽ chỉ được phép dùng để điều trị bệnh động vật khi vật nuôi được chẩn đoán mắc bệnh và phải theo đơn thuốc của người được phép kê đơn thuốc thú y…
Trong giai đoạn 2016 – 2018, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi trên thế giới đã giảm tới 27%.
Bộ NN-PTNT phối hợp với Đại sứ quán Pháp đồng tổ chức Hội thảo kỹ thuật “Hướng tới chấm dứt hoàn toàn sử dụng kháng sinh nhằm mục đích kích thích tăng trưởng và phòng bệnh dịch trong chăn nuôi ở Việt Nam năm 2025: Thách thức và giải pháp trong dinh dưỡng vật nuôi từ kinh nghiệm của chuyên gia Pháp”.
Hội thảo cũng được xem như cơ hội tăng cường trao đổi hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Tại hội thảo, lấy dẫn chứng cho xu hướng giảm mạnh sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Hoàng Hải - Chuyên gia Phòng Thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi) cho biết, mức giảm tại các thị trường chính đều rất lớn, như Hoa Kỳ 38%, Anh 55%, EU 47%, Đức 65%.
Trong lộ trình giảm sử dụng kháng sinh, dự kiến đến ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh và chỉ sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để điều trị bệnh.
“Giai đoạn 2016 – 2026 không phải là thời gian quá dài nhưng Bộ NN-PTNT đã có nỗ lực xây dựng quy định quản lý sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, thể hiện sự quyết tâm của ngành nông nghiệp trong giảm thiểu kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi”, ông Hải chia sẻ.
Để ngành chăn nuôi đi theo hướng chấm dứt dùng kháng sinh để kích thích tăng trưởng và phòng bệnh dịch, đại diện Cục Chăn nuôi đề xuất, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng các giải pháp để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như: probiotics, axit hữu cơ, thảo dược,…
Sử dụng thảo dược là phương pháp an toàn và hiệu quả - Hướng đi bền vững trong phòng và điều trị bệnh cho chăn nuôi.
PGS.TS Phạm Ngọc Thạch - Giảng viên cao cấp Học viện nông nghiệp Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.
Tại buổi hội thảo “Phòng và trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi áp dụng công nghệ Hoa Kỳ”, GS.TS Nguyễn Văn Thanh - Giảng viên cao cấp Học viện nông nghiệp Việt Nam khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng các chế phẩm thảo dược thay thế cho kháng sinh để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.
Điều này làm giảm lượng tồn dư kháng sinh trong vật nuôi, đảm bảo an toàn cho cả vật nuôi và người sử dụng.
Theo nongnghiep.vn