Cách nhân giống cây đinh lăng

Thứ 3, 06/03/2018 | 10:55 GMT+7

Ngoài giá trị kinh tế cao cây Đinh lăng còn được biết đến là một loài cây thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả và được ví như nhân sâm Việt. Chính vì như vậy mà cây Đinh lăng hiện nay được rất nhiều bà con áp dụng và nhân rộng thành nhiều mô hình trang trại vô cùng hiệu quả. sau đây, mời bà con cùng tìm hiểu cách nhân giống cây đinh lăng.

Đinh lăng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm hom. Đây là phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay với hệ số nhân giống tương đối cao và chi phí sản xuất thấp.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc đinh lăng lấy củ

Cách nhân giống cây đinh lăng

1. Vườn ươm cây đinh lăng

          - Chế độ ánh sáng: Cây Đinh lăng  là cây ưa ẩm và chịu bóng, thích hợp với độ che tán từ 30 - 60%. Vì vậy, vườn ươm giống Cây Đinh lăng phải thiết kế hệ thống lưới cắt nắng. Trên thị trường có nhiều loại có khả năng cắt nắng 10%, 30%, 50% và 70%. Tốt nhất ta nên dùng loại 30-50%.

          - Chế độ nước và ẩm độ: Cây Đinh lăng thích hợp với ẩm độ từ 82 - 89%. Vì vậy, đất trong vườn ươm phải có độ tơi xốp và thoát nước để chủ động tưới tiêu.

          - Nhiệt độ và độ thông thoáng: Cây Đinh lăng thích hợp nhất với nhiệt độ từ 22,5 – 23,10C (nhiệt độ tuyệt đối có thể từ 2,8 - 41,4o ). Vì vây, vườn ươm Cây Đinh lăng nên để thoáng và chỉ che chắn động vật phá hoại.

2. Kỹ thuật cắt hom và giâm hom cây đinh lăng

* Giá thể giâm hom: Hom Đinh lăng có thể giâm vào bầu nilong, hoặc cấy trên cát vàng đã rửa sạch và khử trùng bằng Benlat - C nồng độ 0,3% hoặc thuốc tím  (KMnO4) nồng độ 0,1% phun 10 lít/100m2. Sử dụng bầu PE kích thước 8 x 15 cm. ruột bầu được đóng bằng 90% đất thịt vườn ươm (tốt nhất là đất đồi feralis vàng đỏ) làm nhỏ, loại bỏ rễ cỏ và tạp chất + 9% phân chuồng hoai + 1% supe lân tính theo trọng lượng bầu. Bầu đóng đầy, chặt, xếp thành luống rộng 0,8 – 1m, dài 5m, rãnh rộng 50 – 60cm. mặt bầu bằng phẳng, lấp đất quanh luống cao 2/3 bầu, cho đất bột vào các khe hở giữa các bầu.

* Cắt hom: Hom được cắt thành các đoạn ngắn có chiều dài Chặt hom thành từng đoạn 15- 20cm có 3 - 4 mắt lá (dùng dao sắc để chặt, tránh bị dập hai đầu), để lại trên hom từ 3-4 lá, mỗi lá được cắt tỉa chỉ để lại 1/3 phiến lá, tỉa bỏ phần dưới gốc hom để sao cho khi cắm hom lá không bị chôn vùi nếu không thì lá này sẽ bị thối, cắt vát 450 và phải cắt thật gọn để không bị giập. Hom cắt xong được nhúng vào dung dịch Benlat nồng độ 100-200 ppm (100-200mg Benlat/1 lít nước) trong 12 phút để trừ nấm bệnh. Sau đó đem hom đi giâm, không cần rửa lại bằng nước lã hoặc dùng thuốc tím (KMnO4)nồng độ 0,1% (1 gam thuốc tím/1 lít nước), tưới đẫm vào bầu tới độ sâu 3-4 cm. Xử lý nấm được tiến hành trước khi cắm hom 12 giờ đồng hồ. Trước khi cắm hom dùng nước lã tưới sạch hết phần thuốc tím hoặc Benlat còn lại.                                       

3. Kỹ thuật chăm sóc hom giâm cây đinh lăng

+ Che bóng cho cây: Trong thời gian đầu cây hom được che bóng 100% bằng vòm nilon, sau khi cây hom đã ra chổi cần bỏ vòm che và che lưới với độ che bóng 50%. Khi cây hom được khoảng 60 ngày giảm độ che bóng xuống 25% và bỏ che bóng hoàn toàn từ trước khi trồng 1 – 2 tháng vào ngày râm mát để tránh cây con bị nắng đột ngột.

+ Làm cỏ, tưới nước: Sau khi giâm hom xong, hàng ngày phải tưới cho hom từ 2-4 lần bằng bình bơm tay hoặc hệ thống phun sương để đảm bảo cho lá và ngọn hom không bị héo. đất trong bầu không bị úng nước. Vì vậy tuỳ theo điều kiện thời tiết trong ngày, buổi sáng, trưa, chiều tối mà điều chỉnh khoảng thời gian giữa 2 lần phun cho thích hợp. thời gian phun cho luống bầu đủ để lá và ngọn ẩm ướt đất đủ lượng nước cần thiết chỉ nên phun trong khoảng 20-30 giây. hom cần lượng nước hàng ngày đều để kích thích sự ra rễ, sau khi hom đã ra rễ số lần tưới trong ngày cần giảm xuống. Luống bầu có nắp hệ thống phun sương nằm ngang (áp dụng cho bể có khung vòm) thì vòi phun có chiều cao 30 cm được lắp trên các thành luống cao 5cm lằm giữa từng luống bầu. Khi phun sương từ trên suống (áp dụng cho luống bầu không có vòm che) thì vòi phun được đặt hoặc cầm ở độ cao 2,0m, phun dọc theo các luống giâm hom, khoảng cách vòi phun giữa các luông bầu là 1m.

+ Mùa hè thời gian phun là 5-7 giây, khoảng cách giữa các lần là 10 phút

+ Mùa đông thời gian mỗi lần phun là 10 giây, thời gian cách là 1h.30’- 2h

+ Nơi không dùng lưới che thì thời gian mỗi lần phun là 4-5 giây, khoảng cách giữa các lần phun là 20 giây

  Định kì 20 ngày một lần nhổ cỏ phá váng kết hợp. Vào mùa Đông cần đề phòng sương muối bằng cách che cho cây, hoặc khi có hiện tượng sương muối thì buổi sáng phải tưới rửa bằng nước lã. Chú ý chống úng cho vườn ươm triệt để sau cơn mưa và phòng trừ sâu bệnh hại, chuột cắn cây con.

          + Bón phân: Sau khi chồi đã ra lá kép, chiều cao đạt 10cm thì tiến hành bón thúc phân NPK (tỉ lệ 2:3:1) với liều lượng 0,2kg hoà tan vào 10 lít nước, tưới 3lít/m2 phải tưới trước khi cây xuất vườn từ 1,5 – 2 tháng.

          + Phòng trừ sâu bệnh: Phải kiểm tra hằng ngày để phòng trừ kiến chồi non, nếu phát hiện có kiến phải tưới dầu hoả xung quanh luống. phòng trừ các loại bệnh.

Bệnh khô héo và chết: Dùng BHC 0,1% bột vào vùng bị hại sau khi đã lột bỏ lớp vỏ và phần mô bị hại. Loại luôn cả trứng, sâu non, nhộng. cây chết phải được cắt bỏ, đào luôn cả rễ đem đốt. d- Bọ phấn đục nõn: Bọ phấn màu đen có vòi dài cứng, bọ trưởng thành dài khoảng 12mm, ngang 3mm. Bọ dùng vòi đục vào nõn non để đẻ trứng. hiện tượng bệnh đầu tiên để phát hiện là trên lá hay trên nõn bị vàng úa rồi khô héo.

Bệnh vàng úa và khô héo: Ta có thể dùng tay để bắt sâu trên cây. Những chồi non bị sâu đục, đẻ trứng bên trong, có cả sâu non và nhộng, ta nên cắt bỏ phần bị hại và đem đốt. Sau đó dùng thuốc trừ sâu có hoạt chất lưu dẫn như Monocrotophot 0,05% phun xịt lên vết cắt. Theo dõi, nếu mật độ quần thể sâu gia tăng ta phải phun xịt tiếp.

* Bón thúc: tưới thúc bằng phân NPK 0,3% (3g/1lít nước), lượng tưới là 2 lít/m2, 1 tuần tưới 1 lần. Sau khi tưới thúc phải tưới tưới rửa phần bám trên lá bằng nước sạch.

* Cắt bỏ bớt chồi: với hom có nhiều chồi nên cắt bỏ bớt chồi yếu, chỉ nên để 1 chồi khoẻ mạnh.

* Đảo bầu và phân loại cây: sau khoảng 4-5 tuần tiến hành phân loại cây, những cây tốt để riêng và cây xấu để riêng đồng thời có chế độ tưới phân và chăm sóc riêng cho từng loại.

* Tiêu chuẩn xuất vườn: Cây hom được huấn luyện trong vườn ươm từ 1,5-2 tháng có chiều cao từ 20-30cm, cây xanh đẹp, không sâu bệnh, thân thẳng, tán lá đều là đủ tiêu chuẩn đem trồng.

Chia sẻ

Cây lấy củ

Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản trong chậu
Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản trong chậu

705 view | Thứ 6, 10/05/2019 | 13:18 GMT+7

Quy trình kỹ thuật trồng lạc đen
Quy trình kỹ thuật trồng lạc đen

1174 view | Thứ 4, 20/03/2019 | 13:16 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai môn
Tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai môn

1409 view | Thứ 4, 13/03/2019 | 10:00 GMT+7

Kỹ thuật bón phân cho khoai lang
Kỹ thuật bón phân cho khoai lang

1421 view | Thứ 4, 06/03/2019 | 08:07 GMT+7

Phòng trị bệnh thán thư hại khoai sọ
Phòng trị bệnh thán thư hại khoai sọ

829 view | Thứ 3, 05/03/2019 | 17:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

8 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

57 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

62 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Cây lấy củ


TOP VIEW