Tỏi có đặc điểm đăc biệt là chỉ có một nhánh 1 củ nên người ta gọi nó là tỏi cô đơn. Nếu trồng tỏi cô hơn bằng củ thì 1 củ trồng cho ra 1 củ thì chẳng gọi là năng suất đúng không nào? Người ta trồng tỏi bình thường và sau khi thu hoạch thông thường trong 1 tấn tỏi thường lựa ra được 1kg tỏi cô đơn. Vì vậy giá thành của tỏi cô đơn rất mắc. Sau đây là cách trồng tỏi cho ra nhiều củ tỏi cô đơn nhất. Chúng ta cùng tham khảo nhé!
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng tỏi thủy canh năng suất cao
Tỏi là cây lấy củ, rễ phát triển nhưng ăn nông nên cần đất tơi xốp, pH từ 6 – 6,5 là thích hợp. Đất cày bừa kỹ, phơi ải, bón phân lót rồi lên luống cao 20 -30cm, rộng 1,0 -1,2m. Cũng có thể lên luống, đánh rãnh rồi bón phân lót xuống rãnh trước khi trồng.
Cách trồng:
Găm đứng tép tỏi, phủ nhẹ một lớp cát mỏng, tránh tép tỏi tiếp xúc với phân bón lót.
Phân hữu cơ (phân chuồng, rong biển, xác thực vật ): 10 tấn/ha + 500 kg Urê + 200 kg sưper lân + 400 kg kali + 300 kg NPK/ha .
Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu bệnh hại tỏi tương tự như hành. Về sâu chủ yếu có sâu xanh da láng, bọ trĩ và nhện.
Về chủ yếu là bệnh sương mai ( do nấm Peronospora sp.) và bệnh than đen ( do nấm Urocystis sp.). Phòng trừ các bệnh trên bằng thuốc có gốc đồng, Mancozeb và Zinbeb.
Bệnh hại:
Bệnh thối rễ, gây vàng lá, cây không phát triển và chết: Sử dụng thuốc Funomyl, Monceren, Aliette.
– Bệnh sương mai: Xuất hiện vào cuối tháng 12, tháng 1 ( Lúc tỏi đang giai đoạn phình củ), khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Phun thuốc phòng bệnh trước khi bệnh xuất hiện, phun định kỳ Antracol 70WP, Rovral 50WP, Bayfidan, Nativo 750WG, Ridomin,CurzeteM8. Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới nước rữa sương cho cây hoặc rắc tro bếp.
– Bệnh thối đen gây hại lúc bảo quản: Lưu ý trước khi thu hoạch phòng, trừ nhện nhỏ (bằng các loại thuốc nêu trên), bảo quản nơi thoáng, hạn chế ẩm độ vào mùa đông.
Thu hoạch tỏi
Khi cây vừa tàn lá gốc, chóp các lá phía trên cũng bắt đầu khô là tỏi đã già, có thể thu hoạch để tiêu thụ.
Nếu để giống thì nên trồng thưa hoặc tỉa bớt cây để bán, để lại những cây tốt, củ to. Bón thêm phân kali, lân và tro bếp trước khi tỏi ra hoa. Khi cây đã già thì thu hoạch rồi bó lại thành từng chùm, treo lên dây, phơi ngoài nắng nhẹ rồi treo ở bếp hay nơi khô ráo, mát mẻ để tránh trường hợp tỏi bị tóp. Thời gian bảo quản giống được 6 – 7 tháng để trồng vụ sau.
Tất cả chất dinh dưỡng của cây Tỏi chỉ tập trung vào một tép một cách tự nhiên, mà những người dân trồng tỏi cũng không thể tác động vào cây Tỏi để cho ra loại Tỏi cô đơn này được, trong một ruộng (rẫy) Tỏi khi hoạch thì có rất ít loại Tỏi cô đơn này nên người dân rất quý loại tỏi này bởi lẽ loại tỏi này có công dụng rất đặc biệt so với loại tỏi thường ngoài việc dùng để ăn Tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được các bện như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm – dịch bệnh, đâu lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay-chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, bộ tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang,…