Đã xuất hiện "kẻ huỷ diệt" mới cho nông nghiệp

Thứ 5, 25/07/2019 | 07:51 GMT+7

Sau khi, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đưa ra cảnh báo về nguy cơ xâm nhập và tàn phá của loài sâu keo mùa thu tại nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam). Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã chính thức xác nhận, loài sâu keo mùa thu (tên tiếng Anh là Fall Armyworm, tên khoa học là Spodoptera frugiperd) đã chính thức xâm nhập vào Việt Nam và đã gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trên cả nước.

Sau khi đã gửi mẫu tới Trung tâm Nông nghiệp và Sinh học quốc tế  tại Vương quốc Anh (CABI UK) thẩm định bằng phương pháp giám định gen theo Công ước quốc tế về BVTV ISPM số 06/2018 về điều tra phát hiện do FAO ban hành. Đồng thời, Cục BVTV cũng đã thu thập các mẫu sâu nghi ngờ là sâu keo mùa thu tại các địa phương gửi Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiến hành phân tích giám định.Theo đó, kết quả giám định mẫu côn trùng tại của Học viện Nông nghiệp Việt Nam căn cứ vào đặc điểm hình thái 20 mẫu thu tại Hà Nội, trong đó 2 mẫu đem giải trình tự gen, kết luận cả 20 mẫu là loài sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda). Phiếu trả lời kết quả giám định mẫu côn trùng ngày của CABI UK về giải trình tự gen đối với 2 mẫu thu thập tại Nghệ An, 1 mẫu thu tại Thanh Hóa, 1 mẫu thu tại Hưng Yên cũng cho kết luận cả 4 mẫu là loài sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda).

>>> Xem thêm: Làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao

Xuất hiện

 Sâu keo mùa thu (spodoptera frugiperda) là loại sâu hại mới, có khả năng di trú rất xa, vòng đời ngắn, có nhiều lứa và thời gian các lứa sâu đan xen nhau nên có khả năng gây hại nặng cho bắp và nhiều loại cây trồng khác.Theo ghi nhận ở phía Bắc đã có nhiều tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng...; vùng Bắc Trung Bộ có các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Tĩnh…; khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên có các tỉnh Quảng Ngãi, Đăk Nông phát hiện có sâu ăn lá ngô nghi ngờ là sâu keo mùa thu phân bố cục bộ ở một số nơi. Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long chưa phát hiện thấy sâu cắn lá ngô. Khi đã xác định được loài sâu keo mùa thu, đã chính thức xâm nhập vào Việt Nam. Cục Bảo vệ thực vật đã tăng cường chỉ đạo điều tra, phát hiện sâu keo mùa thu tại các địa phương trên cả nước.

Báo cáo của Chi cục Trồng trọt và BVTV các tỉnh cho biết, nhiễm nặng nhất là nhóm giống ngô nếp, ngô ngọt, tiếp đến là nhóm giống ngô thường, giống ngô kháng sâu bộ cánh vẩy (sau đây gọi là nhóm giống ngô Bt, như: NK7328Bt/GT, NK67Bt/GT, NK4300Bt/GT, DK6919S, DK9955S, CP501S...) nhiễm nhẹ nhất.

 Theo Cục Bảo vệ thực vật, từ khi bắt đầu phát hiện từ tháng 4 đến trung tuần tháng 7, diện tích bị sâu keo mùa thu gây hại là gần 15.000 ha. Trong đó, diện tích bị thiệt hại nặng là khoảng 1.300 ha, đang bùng phát mạnh mẽ ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.Trong tháng 7, ngô Hè Thu tiếp  tục xuống giống nên diện tích nhiễm sâu keo sẽ còn gia tăng, gây hại cây bắp trên diện rộng, nguy cơ giảm năng suất và sản lượng nếu không được phòng, chống kịp thời.

 Trước tình trạng sâu keo mùa thu bùng phát mạnh và hủy diệt hơn 15.000ha bắp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ký chỉ thị số 4962/CT-BNN-BVTV về việc tăng cường công tác phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô để kêu gọi các tỉnh khẩn trương ngăn chặn loài sâu nguy hại này.Trong chỉ thị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố điều tra phát hiện, thống kê mức độ, diện tích nhiễm sâu keo mùa thu trên bắp và các cây trồng khác; hướng dẫn nông dân chủ động tổ chức thực hiện công tác phòng chống theo quy trình kỹ thuật đã được Cục Bảo vệ thực vật ban hành.

 Tổ chức điều tra, đánh giá nhằm xác định các giống bắp có khả năng kháng, chống chịu với sâu keo mùa thu để thông tin, hướng dẫn nông dân sử dụng thay thế các giống bắp đã bị sâu keo mùa thu gây hại nặng. Đặc biệt, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các hành vi lợi dụng dịch bệnh để kinh doanh thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng và tăng giá thuốc.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, thời gian tới, các địa phương cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhận biết và biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu cho cán bộ trong các cơ quan chuyên ngành trồng trọt, BVTV, khuyến nông từ trung ương đến địa phương và nông dân. Tổ chức điều tra sự phân bố, mật độ, tỷ lệ hại của sâu keo mùa thu trên ngô và các cây trồng khác.

Cần tập trung áp dụng các biện pháp vật lý, cơ giới, sinh học theo quan điểm của FAO để đảm bảo giảm chi phí SX, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; chỉ sử dụng thuốc BVTV hóa học ở nơi sâu có mật độ cao, có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất. Khuyến cáo doanh nghiệp đăng ký thuốc phòng trừ sâu keo mùa thu theo quy định pháp luật hiện hành, ưu tiên thuốc BVTV sinh học.

Chia sẻ

Tin nông nghiệp

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

57 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng
Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng

145 view | Thứ 2, 25/03/2024 | 09:43 GMT+7

Giá cà phê tăng vọt
Giá cà phê tăng vọt

256 view | Thứ 2, 11/03/2024 | 16:26 GMT+7

Thời tiết đang thuận lợi cho bệnh đạo ôn bùng phát
Thời tiết đang thuận lợi cho bệnh đạo ôn bùng phát

104 view | Thứ 2, 11/03/2024 | 08:39 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

8 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

62 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn

159 view | Thứ 3, 26/03/2024 | 09:15 GMT+7

Tin nông nghiệp


TOP VIEW