Cây bơ có thể trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đất đỏ bazan địa hình đất trồng bơ nhất định phải thoát nước tốt độ PH từ 5 – 6 nếu trồng trên đất cà phê bà con cần bổ sung vôi bột. Cây bơ nếu trồng từ hạt sẽ rất lâu lớn khó đảm bảo chất lượng bà con nên trồng các giống bơ ghép đã được công nhận như bơ tứ quý, bơ sáp, bơ cơm vàng hạt lép…
>>> Xem thêm: Phòng trừ sâu bệnh khi trồng cây bơ
Chọn giống bơ
Trên thị trường có rất nhiều giống bơ tuy nhiên không phải giống nào cũng cho quả sai và đẹp. Các giống bơ ghép cây trồng khoẻ, chống chịu sâu bệnh, năng suất quả cao nếu đáp ứng được các vấn đề này sản phẩm của bà con sẽ đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước.
Giống bơ tốt phải đạt các tiêu chuẩn trọng lượng quả từ 0,5 – 1kg, ăn béo dẻo, cơm vàng, hạt nhỏ da ngoài láng, dáng thuân bầu. Trong thời gian nghiên cứu từ năm 1991 tới nay bộ nông nghiệp đã công nhận 3 dòng bơ cho hiệu quả cao nhất đó là
- Bơ BXM1 hay còn gọi là bơ hạt lép là dòng bơ một vụ thu hoạch vào cuối vụ từ tháng 8 – tháng 9 hàng năm
- Bơ BXM2 là dòng bơ cho 2 vụ một năm một vụ từ tháng 2 – tháng 3 sau tết, vụ cuối từ tháng 7 – tháng 8 sản lượng khoảng 5 tạ/cây ở năm thứ 10, chất lượng đặc biệt ngon cơm vàng.
- Bơ tứ quý BXM4 là dòng bơ cho thu hoạch 4 vụ trong năm sản lượng cao 7 tạ quả/năm giá thành trên 1kg quả rất cao từ 40.000đ – 50.000đ
Để điều tiết cho cây ra quả quanh năm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường bà con cần áp dụng cả 3 loại giống bơ trên trên cùng một diện tích.
Cách trồng bơ
- Trong điều kiện chuyên canh bơ mật độ cây cách cây là 8m x 7m hoặc 9m x 6m
- Trồng xen làm cây bóng mát che bóng cho cà phê thì cây cách cây 9m x 9m hoặc 9m x 12m
- Hố đào gốc cần có kích thước 60 x 60 x 60 cm
- Lượng phân bón lót mỗi hố từ 15- 20kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg men vi sinh + 0,5 kg phân lân
- Bơ mới trồng cần được che nắng và cắm cọc
Bón phân cho cây bơ
Cây con nên bón 4 – 5 lần/năm lượng phân bón tuỳ thuộc vào tuổi cây. Khi bắt đầu cho quả cây cần lượng phân kali cao hơn và lượng bón nên được ổn định ở năm thứ 9, 10. Chế độ sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều với cây cà phê nên cần chế độ phân bón cân đối theo tuổi và giai đoạn.
Người chăm cây cần bổ sung vôi và phân hữu cơ thông qua lá, bà con cần tiến hành tỉa lá từ 2 – 3 lần/năm hoặc 1 lần sau thu hoạch. Chú ý tỉa chồi của gốc ghép tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn.
Ngoài ra bà con nên bỏ hoa trong năm đầu để cây đủ sức phát triển khi cây còn nhỏ chưa ổn định điều kiện chăm sóc kém thiếu nước sẽ khiến cây ra hoa lệch mùa so với đặc tính giống
Phòng trừ sâu bệnh
Người trồng cây nên quả lý theo hướng IPM có nghĩa là hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, người trồng cây nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trừ cục bộ trong vườn.
Các bệnh phổ biến trên cây bơ:
- Bệnh thối rễ, nứt thân do nấm Phytophthrora
- Bệnh khô cành do nấm, bệnh trên quả
Các côn trùng thường thấy như mối, trùng, dế, kiến đặc biệt là rệp sáp tập trung ở phần đất từ 0 – 50 cm. Cây bị bệnh có lá vàng nhạt cây suy yếu và dễ chết.
Bọ xít thường có 2 – 3 loài chích hút nhựa đọt non, lá non, trái non khiến bị héo và tạo nên các chấm đen trên vỏ quả gây giảm phẩm chất.
Mọt đục thân cành xuất hiện phổ biến trên các vườn bơ làm giảm quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Thu hoạch và vận chuyển
Cây bơ thường ra nhiều đợt hoa để đảm bảo chất lượng nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả quả chín có thể xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài như bắt đầu có một vài quả già rụng, vỏ quả chuyển màu sang tím hay xanh nhạt, độ bóng thay đổi có nhiều u cám hay sần hơn, âm thanh phát ra khi lắc quả…
Bơ là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất, giàu năng lượng, hàm lượng chất béo cao, chứa nhiều loại vitamin và nhiều chất bổ dưỡng khác có lợi cho sức khoẻ con người. Vitamin E trong bơ có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxi hoá nhờ đó làm chậm quá trình lão hoá của tế bào. Dầu trái bơ còn được làm xà phòng hay các loại mỹ phẩm cao cấp, cây bơ dễ trồng nhưng bà con cần nghiên cứu thị trường để tránh cung nhiều hơn cầu.