Tưới nước cho cây mít Thái siêu sớm
Mít Thái Siêu Sớm rất cần nước, nhưng không thể sống khi bị ngập úng. Vì thế, bà con cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Bà con cần chú ý không để Cây Mít bị ngập úng, bởi nếu bị thừa nước cây non bị vàng lá và chết.
Xem thêm:
>>> Phòng trừ một số sâu bệnh hại cây mít
>>> Chăm sóc Mít Thái ra trái quanh năm
Phòng trừ cỏ dại:
Cỏ dại là một trong những vấn đề bà con cần chú ý. Cỏ dại mọc nhiều xung quanh gốc sẽ lấy hết chất dinh dưỡng của cây. Bà con cần phủ gốc cây bằng cỏ khô, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to.
Bà con làm cỏ 2 lần/ năm vào vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình:
Bà con chú ý khi cây cao khoảng 1m trở lên thì cần tỉa cành tạo tán cho cây, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong.
Khi tỉa bà con cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Bà con giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Đồng thời nên tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.
Kỹ thuật bón phân cho Cây Mít Thái Siêu Sớm:
Cây Mít Thái Siêu Sớm trồng 1,5 – 2 năm đã cho trái. Vì thế những năm đầu việc bón phân giúp cây có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và đậu quả là rất cần thiết.
Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng: Bà con bón phân 1 lần. Bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15). Xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.
Đến năm thứ 2: Lượng bón cho một cây là: 1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa.
Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.
Ngoài ra, bà con cũng cần chú ý đến các phương pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh như sâu đục thân, đục cành, ruồi đục trái, sâu đục trái, ngài đục trái, rầy, rệp…để giúp cây luôn khỏe mạnh, cho năng suất tối đa.