Cá tai tượng.
Cá tai tượng là loại cá nước ngọt có thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhìn chung cách nuôi cá tai tượng khá đơn giản, tuy nhiên cần nuôi đúng kỹ thuật, áp dụng cách nuôi khoa học chuyên môn mới đem lại hiệu quả cao.
Đặc điểm sinh học của cá tai tượng
Cá tai tượng là một loại cá sống ở nước ngọt, cũng có thể sống ở vùng nước lợ, sống chủ yếu ở khu vực vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam. Thân cá dẹt ở 2 bên, chiều dài gấp đôi chiều cao, mõm cá nhọn, miệng rộng, vây ở lưng rất dài, vây đuôi tròn, nặng từ 0,5kg trở lên. Thậm chí có những con cá tai tượng thương phẩm nặng đến vài kg.
Cá tai tượng đặc trưng cho cá vùng nhiệt đới nên chúng thích nghi rất tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ngay cả môi trường thiếu oxy thì cá cũng phát triển tốt. Tuy nhiên cá chịu lạnh kém, chịu nóng tốt, là giống cá ăn tạp nên khá dễ nuôi.
Thịt cá tai tượng khá thơm ngon, nhiều thịt, nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến làm nhiều món ngon. Đặc biệt giá thành cá tai tượng có thể dao động từ vài chục tới hơn trăm nghìn 1 kí, mang lại thu nhập rất cao cho người nuôi. Đó là lý do mà vì sao trong những năm gần đây nuôi cá tai tượng trở nên phổ biến.
Kỹ thuật nuôi cá tai tượng nhanh lớn, hiệu quả cao
Cá tai tượng có thể nuôi trong ao với dạng nuôi công nghiệp hoặc ao mương vườn, trước khi thả cá, cần chuẩn bị kỹ ao nuôi. Khu vực nuôi cá phải có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm.
Nhìn chung cách nuôi cá tai tượng khá đơn giản, tuy nhiên bạn cần nuôi đúng kỹ thuật, áp dụng cách nuôi khoa học chuyên môn mới đem lại hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị ao nuôi cá tai tượng
Chuẩn bị ao nuôi tốt sẽ tạo môi trường tốt nhất để cá phát triển, lớn nhanh và hạn chế dịch bệnh. Các bạn có thể nuôi cá trong ao hồ, nuôi trong bể xi măng hoặc ao lót bạt đều được. Diện tích ao dao động 360 – 1500m2 hoặc tối thiểu trên 100m2.
– Nếu là ao hồ bùn đất, các bạn cần cải tạo ao cho tốt. Cụ thể cần vét đáy ao, tu sửa bờ, thau chua, cải tạo đáy, bón vôi khử khuẩn rồi phơi 5 – 7 ngày. Sau đó bón phân chuồng ủ hoai mục rồi bơm nước vào ao, ngâm 1 tuần là có thể bơm thêm nước vào nuôi cá.
– Với ao lót bạt thì khâu này đơn giản hơn rất nhiều, các bạn chỉ cần định hình ao, phủ lớp bạt lót lên toàn bộ ao, định hình góc bờ ao…Sau vài ngày có thể bơm nước vào thả cá mà không cần khử chua, phơi đáy như trên.
– Nước ao nuôi cá đảm bảo độ mặn 6 %, nhiệt độ nước từ 16 – 42 độ C, độ pH là 5.
Chọn cá tai tượng giống
Khâu chọn giống trong kỹ thuật nuôi cá tai tượng rất quan trọng bởi nó cũng ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của cá. Nên lựa chọn những con cá giống đồng cỡ, màu sắc tươi sáng không bị xây xát, dị tật dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, kích thước khoảng 5cm trở lên, nếu thả mương vườn cần thả giống lớn hơn 10cm để giảm hao hụt và tăng tỷ lệ sống. Nên chọn mua con giống ở những cơ sở có uy tín và chất lượng.
Cá tai tượng giống.
Thả cá giống vào trong ao nuôi
– Thời điểm thả cá: nên thả cá vào buổi sáng sớm hoặc thả khi chiều mát mẻ. Tránh thả cả khi trời nắng hoặc mưa to bởi như vậy cá sốc dễ chết, ốm yếu.
– Mật độ thả cá: Khoảng 3 - 5 con/m2, nên nuôi ghép với cá sặt rằn để sử dụng thức ăn thừa và mùn bã hữu cơ góp phần làm sạch môi trường nước.
– Cách thả cá giống: Bạn không thả cá ngay, mà khi mua cá ở trại giống về, các bạn ngâm bao cá trong ao tầm 15-30 phút cho cá quen rồi mở miệng bao cho cá từ từ bơi ra.
Thức ăn cho cá tai tượng
Để cá tai tượng phát triển tốt, các bạn cần cho ăn đúng cách. Loại cá này rất háu ăn, các bạn có thể cho chúng ăn rau bèo hay cá sống đều được, thức ăn cần đa dạng để cá mau lớn. Thức ăn của cá chủ yếu như: cua, cá bé, tôm, ốc, giun quế, trai, ngô, thóc, đậu tương, cám, rau muống, rau bèo…Ngoài ra các bạn có thể cho cá ăn thêm thức ăn bổ sung như cám viên, chế phẩm sinh học, vitamin và các khoáng vi lượng…
– Cá mới thả ao tầm 1 tháng tuổi thì cho ăn bèo, lá sắn, rau muống cắt nhỏ…
– Tầm 2 – 3 tuần sau thì bổ sung thêm cám viên, giun quế hoặc thức ăn tinh
– Mỗi lần cho cá tai tượng ăn khoảng 2 lần vào buổi sáng và chiều mát
Chăm sóc, thay nước cho ao nuôi cá tai tượng
Trong suốt quá trình nuôi, luôn giữ cho nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc xanh vỏ đậu vì khi nước đục kết hợp với giai đoạn chuyển mùa (nắng - mưa) cá rất dễ bị bệnh. Cần theo dõi thường xuyên, thay nước định kỳ, kết hợp bổ sung các loại vitamin để cá lớn nhanh hơn.
Thu hoạch cá tai tượng
Sau khi nuôi tầm 1 năm là có thể tiến hành thu hoạch cá, lúc này cá nặng tầm 500 – 600g/con. Nếu muốn cá to hơn thì nuôi thêm nửa năm.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bà con nông dân có được cách nuôi cá tai tượng hiệu quả và áp dụng tốt vào cho trang trại nuôi cá của mình