Kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm

Thứ 5, 04/07/2019 | 13:00 GMT+7

So với nguồn cua giống tự nhiên, nguồn giống nhân tạo có nhiều ưu điểm vượt trội, kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sức đề kháng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.

1. Ao nuôi cua xanh

Diện tích ao từ 2.000-10.000m2, độ mặn thích hợp từ 10-25‰. Chuẩn bị ao: Làm đăng chắn quanh bờ bằng lưới mùng loại thưa, đăng tre… nghiêng về phía trong ao một góc 600, đăng cao từ 0,8-1m và được chôn sâu 20-30cm. Phía trong ao, cách bờ 2 – 3m, đào kênh rộng 3 – 4m bao quanh ao. Ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0,2-0,3m. Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp. Hoặc cắm chà đều khắp ao, nhiều hơn ở khu vực gần bờ. Có 2 cống: cống cấp và cống thoát, cống thoát đặt sát đáy thông với kênh. Cải tạo tương tự phần ương cua.

>>> Xem thêm: Cách nuôi cua đồng ở Miền Bắc

Kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm

2. Chọn và thả giống cua xanh

Thả cua cùng cỡ, màu sắc tươi sáng tự nhiên, khỏe mạnh, đầy đủ que càng, tốt nhất nên thả giống đã qua ương, có kích cỡ 2 – 2,5cm, mật độ 1 con/m2. Tốt nhất thả giống nhân tạo đồng cỡ và cùng lúc. Đối với hình thức nuôi tổng hợp (tôm – cua – cá), có thể thả mật độ cua 0,2 con/m2, tôm sú < 10 con/m2, cá < 0,1 con/m2.
Thả giống: Thả ở nhiều điểm khác nhau trong ao, thả cua trên mép bờ để cua tự bò xuống nước. Những con yếu thường nằm tại chỗ hoặc bò chậm, ta thu lại cho vào giai để theo dõi và thả sau.

3. Quản lý, chăm sóc cua xanh

– Thức ăn chủ yếu là cá tạp hấp chín. Mỗi ngày cho cua ăn 4 lần vào 8 giờ, 11 giờ, 17 giờ, 22 giờ khoảng 4-6% trọng lượng cua, cho ăn nhiều vào buổi chiều tối.
– Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau, dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua.
– Định kỳ bắt cua cân đo, xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua để có biện pháp xử lý kịp thời hoặc điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ.
– Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần.
– Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.
– Thời gian cuối của vụ nuôi, trọng lượng cua tăng, cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Thường xuyên thay nước, kiểm tra môi trường để điều chỉnh cho phù hợp cho sự phát triển của cua. Trong trường hợp đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn cua và làm vệ sinh đáy ao.
– Không cho cua ăn thức ăn tươi sống vì dễ đưa mầm bệnh vào ao nuôi.

4. Thu hoạch cua xanh

Cua thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên, cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Những con chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời gian để đạt tiêu chuẩn rồi thu hoạch.

Chia sẻ

Thủy sản nước ngọt

Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng

1421 view | Thứ 4, 13/09/2023 | 13:29 GMT+7

Kỹ thuật nuôi Ốc Bươu đen thương phẩm
Kỹ thuật nuôi Ốc Bươu đen thương phẩm

1321 view | Thứ 4, 02/08/2023 | 13:42 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả cao

700 view | Thứ 2, 31/07/2023 | 08:08 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá Chạch lấu thương phẩm trong ao đất
Kỹ thuật nuôi cá Chạch lấu thương phẩm trong ao đất

621 view | Thứ 6, 21/07/2023 | 09:56 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

38 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

44 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

54 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7

Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa
Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

133 view | Thứ 2, 30/09/2024 | 09:18 GMT+7


TOP VIEW