Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng

Thứ 4, 13/09/2023 | 13:29 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản là một trong những loại hình mang lại kinh tế cao cho chúng ta. Vừa dễ nuôi, nguồn ra cũng không thiếu. Hiện nay, do tác động của tự nhiên cũng như con người khiến sản lượng cua đồng trở nên cạn kiệt. Nếu bà con quan tâm đến mô hình kinh doanh này có thể tham khảo bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao và trong ruộng 

1. Chọn vị trí nuôi cua đồng ở đâu?

Cua đồng là động vật ưa sạch và rất thích việc đào hang, thông thường chúng sinh sống rộng rãi ở các vùng nước ngọt. Cụ thể như ở vùng đồng bằng, trung du hoặc miền núi.

Do vậy, việc lựa chọn giống loài cua đồng cũng rất thuận tiện. Một số địa phương đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng.

Cua đồng là động vật ưa sạch và rất thích việc đào hang (Ảnh: Sưu tầm)

Nhằm tạo ra nhiều sản lượng cua đồng và phục vụ nhu cầu con người tốt hơn. Có rất nhiều hình thức nuôi cua đồng như, nuôi trong ao, nuôi cua đồng trong bể xi măng hoặc loại hình nuôi cua đồng trong ao có lót bạt.

2. Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng

Nuôi cua đồng sinh sản là một công đoạn rất khó khăn, nhất là những bà con mới bắt đầu. Quy trình nuôi có thành công tất cả phụ thuộc vào giai đoạn sinh sản nữa.

Vì vậy, để áp dụng tốt kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng bà con cần chuẩn bị một số công đoạn thật tốt. Các công đoạn đó được cụ thể như sau:

2.1 Chuẩn bị bể xi măng để nuôi cua sinh sản

Nếu bà con vẫn chưa định hình được mô hình nuôi trong bể xi măng có thể tham khảo diện tích cụ thể như sau:

- Kích thước bể rộng khoảng 50m2 hoặc trên 50m2.

- Chiều cao thành bể khoảng 0,8 đến 1m.

- Đáy bể: Bà con cần thiết kế đáy thấp, dốc về phía ống thoát nước, để tiện khi vệ sinh bể.

- Mái che: Nên thiết kế mái che cẩn thận, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào và làm nóng bể.

Sau khi đã thống nhất số liệu và tiến hành xây xong bể, gia chủ nên xả nước đầy bể và bỏ 3 đến 4 cây chuối ngâm trong vòng 1 tuần để khử mùi xi măng.

Thêm một lớp bùn mỏng và xếp các tảng đá ong chồng lên nhau để làm nơi trú ẩn cho cua.

2.2 Cách chọn giống cua đồng để thả bể xi măng

Chọn giống cua đồng là bước quan trọng nhất trong việc nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng thành công. Bà con nên chọn những con đồng lứa vì đến thời điểm cua bắt đầu lột vỏ sẽ rất yếu.

Không nên chọn cua lứa to, lứa nhỏ chênh lệch nhau vì những con cứng cáp hơn sẽ “tấn công” và làm hại đến những con đang lột vỏ. Đồng thời, hãy tìm hiểu kỹ địa chỉ mua cua đồng uy tín.

Việc lựa chọn giống có nên quy định kích thước khoảng 1.2 đến 1.4 cm – 1kg và có khoảng 350 đến 400 con. Đảm bảo cua đồng phải đều, khỏe mạnh, lớp vỏ bóng sáng, nhanh nhẹn đầy đủ chân, càng và đặc mật độ nuôi trong khoảng từ 20 đến 30 con/m2.

2.3 Chuẩn bị thức ăn cho cua đồng

Trong các bước thực hiện áp dụng kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản thức ăn cho cua cũng là một trong những yếu tố chúng ta cần để tâm. Có thể nói, thức ăn cho cua là rất phong phú và đa dạng, bởi chúng là loài ăn tạp.

Thế nhưng, để đảm bảo đúng thời gian sinh sản cua luôn khỏe mạnh và phát triển tốt bà con nông dân cần chuẩn bị: Cám ngô, cám gạo, lạc khô hoặc mùn bã hữu cơ.

Chuẩn bị thức ăn cho cua đồng phong phú và đa dạng (Ảnh: Sưu tầm)

Bà con có thể kết hợp cho chúng một số loại thức ăn khác như: Trai, hến, cá tạp, giun cỡ nhỏ và ốc. Thời gian cho cua ăn nên chia làm 4 làn ăn trong ngày, cụ thể như:

- Buổi sáng: Cho ăn lúc 6h.

- Buổi trưa: Khoảng 10h đến 10h30.

- Buổi chiều: Khoảng 4h.

- Buổi tối: Cho ăn lúc 10h đêm.

Lúc đầu mới thả cua, do cua vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên có thể nấu chín bột ngô và cho ăn 2 lần/ngày ở buổi sáng và buổi chiều tối muộn.

Khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 trở đi có thể bổ sung thêm các loại thức ăn khác và cám công nghiệp. Khẩu phần thức ăn nên tăng lên 7%, đến tháng thứ 4 khẩu phần phải tăng lên 10%.

3. Cách vệ sinh, giữ bể nuôi luôn sạch sẽ

Không thể phủ nhận rằng cua ăn khá nhiều, thế nhưng không nên để quá nhiều thức ăn trong bể. Lượng thức ăn để lâu sẽ bị ôi thiu khiến bể mất vệ sinh ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và phát triển của cua.

Đối với lứa cua nhỏ, tháng đầu tiên cần thay nước sau 5 ngày, những tháng tiếp theo 2 ngày phải thay nước một lần. Chú ý khi xả nước, bịt cống thoát bằng lưới nhằm tránh bị lọt ra ngoài.

Cần giữ vệ sinh để bể nuôi cua đồng luôn sạch sẽ (Ảnh: Sưu tầm)

Thời điểm nên thay nước trong bể là buổi trưa, đây là lúc chúng đang tập trung đi trú ẩn. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ hãy bơm nước từ từ, vòi nước không quá mạnh tránh làm tổn thương cua.

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng như trên, chỉ sau khoảng 9 đến 10 tháng có thể thu hoạch. Nếu thành công, sản lượng cua khoảng 50 đến 55 con/kg.

Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản rất đơn giản, đặc biệt là mô hình nuôi trong bể xi măng. Vừa tiện lợi chăm sóc, chi phí đầu tư cũng không quá cao, bà con chỉ cần nắm rõ các bước ở trên chắc chắn lợi nhuận kinh tế sẽ rất cao. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bà con trong việc phát triển mô hình nuôi cua đồng sinh sản tại nhà.

 

 

Chia sẻ

Thủy sản nước ngọt


TOP VIEW