Quả cam nổi tiếng với nhiều dinh dưỡng: trung bình một 100gr quả cam chứa 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 87,6g nước, 30mg vitamin C, , 93mg kali, 26mg canxi, 10,9g chất tinh bột, 9mg Magnesium, 4,5mg natri ,0,3g chất xơ, 7mg Chromium, 0,32mg sắt; 20mg phốt pho, và giá trị năng lượng là 48 Kcal.
Trong quả cam chứa nhiều hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa, dưỡng da, chống lão hóa cao gấp 6 lần so với vitamin C, có nhiều trong lớp màng xơ trắng, màng bao múi cam, hạt cam và tép. Chất này có khả năng tăng cholesterol tốt HDL và giảm cholesterol xấu LDL.
Xem thêm: >>> Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cam quýt
Đặc điểm cây cam
Cây cam thuộc loại cây ăn quả, thân gỗ, sống lâu năm đến 60 năm. Cam có tên tiếng Anh Orange, tên khoa học Citrus sinensis, xuất xứ từ Đông Nam Á, Ấn Độ. Cam cao khoảng 2-10m. Quả cam hình tròn, vỏ sần sùi, đường kính khoảng 7cm khi chín có màu vàng, xanh, đỏ tùy theo giống. Bên trong cam chứa nhiều nước, vị chua chua, ngọt ngọt , thơm mát, hấp dẫn. Với nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện nay có nhiều giống cam cho quả quanh năm.
Cách trồng chăm sóc cây cam
Cách trồng cam
Nhân giống cam bằng hạt, chiết cành hoặc ghép cành. Dù trồng loại nào khi trồng cũng tránh vỡ bầu để không ảnh hưởng đến bộ rễ.
Khi trồng cam đào hố kích thước 40cmx40cmx40cm hoặc 60cmx60cmx60cm, vúng đồi núi cao cần đào hố có kích thước lớn hơn 70cmx70cmx70cm.
Trước khi trồng cần bón lót ở mỗi hố lượng như sau: 20kg phân chuồng hoai mục +200g super lân + 100g Kali+ 1kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 200g Phân hữu cơ vi lượng HVP ORGANIC
Hỗn hợp trên trộn chung với đất trồng trước 15-20 ngày.
Khoảng cách trồng cam 4mx5m , mật độ khoảng 300-500 gốc/ha. Nếu cam chiết có thể trồng khoảng cách dầy hơn 3mx3m, 4mx2m,3mx4m với mật độ 800-1200 gốc/ha.
Cách chăm sóc cây cam
Cây cam ưa thích khí hậu nhiệt đới, sức sống mạnh mẽ nên dễ trồng chăm sóc so với nhiều giống.
- Ánh sáng: cam ưa sáng hoàn toàn, nhiều nắng quả càng ngọt ngon, màu sắc đẹp. Cây không ưa bóng râm
- Nhiệt độ: Cam chịu được biên độ nhiệt lớn từ 13-45oC. Khoảng nhiệt độ ưa thích từ 23-29oC.
Nếu nhiệt độ thấp dưới 13oC cam ngừng sinh trưởng
Nhiệt độ dưới -5oC cam không sống được.
- Độ ẩm: Cam ưa ẩm trung bình
Đất trồng: Cây cam có thể trồng ở nhiều loại đất từ đất thung lũng, đất phù sa cổ, đất đồi mới khai hoang, đất phù sa, đất bồi…Loại đất phù hợp nhất là đất thịt,nhiều mùn, thoát nước tốt, mực nước ngầm dưới 1m.
Tầng đất canh tác dày khoảng 0,8-1m, độ pH = 5-7.
Trồng vùng đồng bằng hoặc đất trũng phải đào mương, tạo luống để chống úng, trung du, miền núi phải tưới nước chủ động tránh bị khô hạn.
- Tưới nước: Cây trong giai đoạn sinh trưởng đến 3 tuổi cần tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt. Tuy nhiên cần tưới điều độ, vừa phải tránh tưới úng làm cây bị vàng lá, thối rễ dẫn đến chết cây. Cách tưới tốt nhất là nhìn đất quanh gốc se khô thì tưới với lượng khoảng 1 thùng nước.
Khi cây ra hoa và quả tưới điều độ để quả đậu và ít bị rụng.
- Bón phân:
Từ lúc trưởng thành và thu hoạch từ 3 tuổi trở đi chúng ta cần bón phân theo giai đoạn để cây sai quả:
- Cam 4-6 tuổi: 880-1200g super lân + 50g phân CanNiBo + 640-800g NPK 30-9-9+TE + 185g phân Kali .
- Cam trên 10 tuổi: 385g phân Kali +1300-2600g NPK 30-9-9+TE+100g phân CanNiBo +2130-2440g super lân.
Các bón phân: NPK(30-9-9+ TE) chia đều 3 lần để bón vào các giai đoạn: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch.
Phân Kali: chia đều 2 lần để bón: Bón sau khi đậu quả và trước khi thu hoạch 1-2 tháng.
Phân super lân: Bón cùng với phân hữu cơ toàn bộ sau khi thu hoạch quả.
Phân CanNiBo: bón trước khi ra hoa và lúc ra quả non chia đều 2 lần.
Tỉa cành tán : Cắt tỉa tán cây cân đối, đều đặn, loại bỏ các cành sâu bệnh, dập, gãy từ khi cây cao từ 0,5-0,6m, tạo khung thân vững chắc và hợp lý. Các cành nên phân bố dạng ngôi sao để hưởng đầy đủ ánh sáng.Những cành già cỗi nên được chặt bỏ để nuôi cành mới cho các năm tiếp theo.
Sâu bệnh thường gặp đối với cây cam: bệnh gân xanh lá vàng, Bệnh Tristeza, Bệnh loét cam quýt, bệnh sẹo, Ruồi vàng hại quả, Rệp sáp, Rệp cam, nhện trắng và nhện đỏ, Sâu đục thân, Sâu vẽ bùa, Bệnh đốm dầu, Bệnh muội đen, Bệnh phấn trắng, Bệnh thán thư, Bệnh chảy gôm, Ruồi đục quả, Sâu xanh, Rầy chổng cánh …cần theo dõi để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.
Khi thu hoạch quả cần đúng thời điểm và cẩn thận để tránh làm xây xát, dập nát, gẫy cành: khi 1/3-1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hái để tránh ảnh hưởng đến năng suất quả.