Dù là cây gia vị có giá thành biến động khác nhau nhưng đến nay ớt ít xảy ra tình trạng đùn hàng ép giá như nhiều loại cây rau màu khác. Do mặt hàng ớt không đủ cung cấp cho các thương lái xuất khẩu, thậm chí người trồng ớt không cần đem đến vựa mà có người đến tận vườn để thu mua.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên năng suất cao, lợi nhuận khủng
Theo tính toán giá ớt hiện nay đang ở mức 40.000đ/kg trừ chi phí người dân vẫn lãi 20.000đ nếu trồng 1ha với năng suất từ 10 – 12 tấn/ vụ thì nông dân vẫn mang về thu nhập 200 triệu đồng. Nhờ mô hình trồng ớt nhiều nông dân đã thoát nghèo bền vững với diện tích lớn hình thành vùng chuyên canh.
Cách chăm sóc cây ớt
Người dân thường trồng cây ớt sau khi kết thúc một mùa vụ rau màu như dưa leo, cà chua, khổ qua… sau đó trồng tiếp cây ớt trên chân đất và luôn đạt bội thu. So với các loại rau màu khác ớt là loại cây mẫn cảm với các loại sâu bệnh nên khi dứt vụ rau màu trước đó cần vệ sinh cải tạo đất và đặc biệt phải chọn giống ớt có phẩm chất tốt.
Hiện nay có rất nhiều giống ớt người dân cần chọn loại ớt có nguồn gốc rõ ràng cho năng suất cao và ít sâu bệnh. Nếu mua giống ở các đại lý nông dân sẽ được đền bù thiệt hại nếu giống này không đạt năng suất như cam kết.
Xen canh: có thể trồng các loại cây phụ trợ ít sâu bệnh như cây ngò gai, cây hành trồng xem canh dưới tán cây ớt để tăng thu nhập. Tránh trồng các loại cây như rau cải vì sẽ phát sinh rất nhiều sâu bệnh do thiếu ánh sáng.
Cây ớt rất sợ ngập úng và vùng đất ẩm thấp dễ gây bệnh vì vậy cần lên líp đào mương để cây thông thoáng và dễ chăm sóc hơn. Sau khi đào líp ta xử lý vệ sinh bằng cách rắc lên đất một lớp vôi bột mỏng và bón lót phân hữu cơ ở dưới trước khi trồng ớt.
Phân bón: là loại cây cho thu hoạch nhiều lần trong một vụ vì vậy cần nhiều dinh dưỡng để cây ra hoa kết trái duy trì năng suất cao. Ngoài bón phân người dân cần bồi bùn chứa phù sa cho lip đất 2 lần nhằm tăng độ màu và độ tơi xốp cho đất giúp rễ đất dễ bám hạn chế ngã đổ, hấp thu dinh dưỡng mạnh cây sinh trường tốt.
- Đợt 1 khi cây con đang phát triển: 30kg phân NPK 20-20-10 + 10kg nitrat mỗi 1000m2
- Đợt 2 khi cây vừa đậu hoa: 30kg phân NPK 16-16-8 + 3kg phân KNO3 mỗi 1000m2
Tưới tiêu: từng trải với cây ớt nắm được đặc tính không chịu được ngập úng và nắng hạn do đó phải chú ý độ cao của líp nhằm đảm bảo thoát nước tốt đồng thời nước trữ trong mương phải đầy đủ để tưới kịp thời khi khô hạn nhằm giúp cây không bị chết nhát, rụng bông và trái non.
Liều lượng tưới:
- Mùa nắng 1 ngày/lần
- Mùa mưa không tưới hoặc 5 ngày/lần
Trồng ớt theo tiêu chuẩn Vietgap
Khi đạt các tiêu chuẩn Vietgap sẽ giúp đưa cây ớt đi xa hơn vào các thị trường khó tính như Châu Âu góp phần tăng giá trị nông sản. Để cây ớt đạt tiêu chuẩn Vietgap bà con nông dân cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không chọn vùng đất bị nhiễm hoá chất hoặc kim loại nặng
- Nên chọn các giống ớt F1 chống chịu sâu bệnh tốt
- ÁP dụng màn phủ nông nghiệp để giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
- Áp dụng các loại phân bón nằm trong danh mục cho phép của bộ nông nghiệp và sử dụng đúng quy trình được đưa ra.
*Lưu ý: tuỳ vào điều kiện đất đai và thời tiết mà người dân chọn các giống ớt phù hợp. Trồng ớt ở miền bắc và miền nam có kỹ thuật trồng và chọn giống hoàn toàn khác nhau bà con cần tìm hiểu kỹ càng trước khi bắt tay vào gieo trồng.
Nếu canh tác tốt với giá thành 25.000đ/kg hiện nay mỗi công đất trồng cây ớt cho hiệu quả kinh tế gấp 4 lần trồng lúa. Giá cả biến động thất thường nhưng nếu giá trên 20.000đ/kg sẽ đảm bảo lợi nhuận bền vũng cho người nông dân.
Hiện nay đa phần ớt trái tại nước ta được tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu thô sang các nước lân cận nên giá trị chưa thực sự cao. Hy vọng sắp tới sẽ có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào việc chế biến cũng như tạo ra các sản phẩm chất lượng từ nguồn nguyên liệu có sẵn để xuất khẩu. Bên cạnh đó bà con cũng nên sản xuất theo hướng an toàn để nhắm tới các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu giúp làm giàu đất nước theo hướng bền vững.