Chọn giống cam xoàn
Trái cam xoàn có một vòng tròn đường kính từ 1,5 – 2 cm, xung quanh cuống trái có một vòng tròn hơi nhô lên nên có người gọi là cam đồng tiền. Do có cơm dày, vị ngọt đậm, mùi thơm nên được thị trường ưa chuộm.
Sau 30 tháng trồng cây cho trái, từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng trọng lượng trung bình 250 – 300g/trái. Da cam xoàn khi chưa chín có màu xanh, khi chín có màu ngả vàng đậm. Cam xoàn có cơm màu vàng nhạt, vị ngọt đậm, mùi thơm muốn cho vườn cây đạt hiệu quả cao trái ngon trước hết người trồng cần chọn giống tốt để trồng.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây cam xoàn năng suất cao (bài mới )
Thời vụ và cách trồng
Cam xoàn là giống có khả năng thích nghi khá cao dễ sinh trưởng và phát triển môi trường thích hợp với cây cam xoàn là các vùng đất cao, thoát nước tốt, không nhiễm phèn nặng. Tuỳ loại đất canh tác mà các mô đất trồng cam xoàn được xử lý khác nhau.
Những vùng đất trũng, đất ven sông cần đắp mô đất cao, có đê bao phủ, có chỗ thoát nước. Những vùng đất phẳng canh tác tốt chỉ cần đắp mô đất có độ cao vừa phải là được. Trong giai đoạn cây cam xoàn còn non cần cố định cây bằng cách dùng bọc ni lông cố định vào cọc, khoảng cách thích hợp của mỗi cây là 3 – 4 m2.
Cần khống chế chiều cao của cam xoàn để tăng chất lượng, dễ chăm sóc và xử lý sâu bệnh. Cụ thể nên trồng từ tháng 2 – tháng 7 không trồng trong mùa mưa vì rất nhiều sâu bệnh phát sinh.
Chăm sóc cây cam xoàn
Thường xuyên bồi đất vào các mô cây đặc biệt trong thời kỳ bón thúc cam xoàn cần thêm đất, bùn khô chứa phù sa vào các mô. Lượng phân bón hàng năm cho cây thường được tính toán bằng lượng năng suất thu hoạch quả năm trước để tính lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất, từ đó bổ sung dinh dưỡng cho đất. Lượng phân bón tuỳ thuộc cây lớn hay nhỏ, đất tốt hay xấu.
Bón phân
Phân hữu cơ: 5 – 10kg/ gốc/ năm
Phân hoá học: phân NPK 16 – 16 -8
- Năm thứ nhất bón 200 – 300g chia làm 4 lần bón vào giai đoạn lá già
- Năm thứ haiL bón 400 – 600g chia làm 3 lần bón
- Thời kỳ kinh doanh (cây từ 3 năm tuổi trở lên): bón 1 – 1,5kg chia ra 5 lần bón
- Làm trái (xiết nước 3 tuần) và cho nước trở lại: bón 1/5 phân NPK và 100 – 150g phân Kali
- Qủa đang lớn nhanh: bón 1/5 phân NPK + 150g Urê + 100g Kali
Bên cạnh bón phân bà con cần phải tưới tiêu đầy đủ, đồng thời tỉa cành thường xuyên để kiểm soát chiều cao của cam xoàn và loại bỏ những cành bệnh.
Quản lý sâu bệnh và thu hoạch
Cam xoàn thường mắc một số bệnh như loét, ghẻ do nấm, vàng lá, thối gốc và các loại sâu bọ như sâu vẽ bùa, rầy mềm, nhện đỏ… Vì vậy bà con phải nắm vững các kiến thức để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời cho cây cam.
Ngoài ra cần thường xuyên vệ sinh vườn cây, chăm sóc cho cây phát triển tốt sẽ hạn chế được rất nhiều dịch bệnh.
Đặc điểm cam xoàn là trái tròn, thơm và độ ngọt rất cao có thể xem là ngọt nhất trong tất cả các loại cam. Hàng năm cam chín vào dịp tháng 9 – tháng 11 âm lịch và vụ trái nghịch vào tháng 3 – tháng 4 âm lịch. Cam xoàn cho trái theo chùm từ khi ra bông đến khi thu hoạch khoảng 9 tháng bình quân một cây cho sản lượng 40 – 50kg/năm.
Nguyên tắc cơ bản của việc trái ngon năng suất cao là cây đủ sức khoẻ và thu hái đúng độ chín của quả. Cam xoàn rất dễ trồng cây càng lớn năng suất càng tăng trong khi nhu cầu thị trường hiện nay lại lớn hiện tại giá cam xoàn từ 25.000đ – 35.000đ/kg và chính vụ và 40.000đ – 50.000đ/kg vào vụ nghịch lợi nhuận hơn rất nhiều loại cây khác nên nhiều người chuyển hướng đầu tư.