Cây mướp đắng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và có thể chữa một số bệnh hiện nay. Và có thể làm nước uống khi sao mướp đắng lên.
>>> Xem thêm: 'Hốt bạc' từ trồng mướp đắng, dưa chuột gối vụ quanh năm
Chuẩn bị hạt giống:
Có nhiều loại hạt giống mướp đắng, giống địa phương phổ biến như TH-12, khổ qua xiêm, các giống lai F1 như giống Chiatai, 054 và 185, East-west 241, 242, 277; TS-01. Có thể mua hạt giống tai các cửa hàng hạt giống cây trồng.
Đất trồng và phân bón:
Cây mướp đắng có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau và hầu hết các loại đất đó phải tơi xốp, thoáng khí và có thể trồng trên đất pha cát được.
Bón lót: Sau khi chuẩn bị đất xong thì tiến hành bón lót vôi 80-100kg/1.000m2. Bón phân chuồng hoai ở giữa tim hàng theo chiều dài ruộng, tim hàng này cách tim hàng kia là 1.2m.
Gieo hạt:
Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt vào nước ấm (2 sôi và 3 lạnh) và ngâm hạt trong vòng 6 giờ, sau khi ngâm hạt xong thì vớt hạt ra rồi bỏ vào trong 1 chiếc khăn đem khăn ủ ấm hạt trong khoảng 24h, khi thấy hạt nảy mầm thì có thể mang hạt đi gieo.
Gieo hạt trực tiếp xuống đất sâu khoảng 0,2cm và đặt hạt đứng cho đầu nứt nanh xuống dưới, gieo xong phủ 1lớp rơm mỏng hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai, để che phủ hạt.
Sau thời gian gieo từ 5-7 ngày thì bạn cây bắt đầu mọc lá thật, lúc này có thể nhổ cây lên để đi trồng chỗ khác.
Trồng và chăm sóc cây con:
Trước khi trồng cây con, tiến hành xới lỗ cho đất xốp, sau đó mỗi lỗ đặt 1 cây con, phủ lớp đất mỏng trên bầu cây, trồng xong bỏ xơ dừa đã trộn Vibasu xung quanh gốc chống sâu cắn phá cây con.
Tưới nhẹ cây con trong 3 ngày đầu sau khi trồng, thường xuyên thăm và kiểm tra cỏ dại, sâu bệnh cho cây. Trong quá trình cây sinh trưởng thường xuyên vắc ngọn để cây khổ qua leo lên giàn cho tốt.
Cắm trà và giăng dây làm giàn:
Sau khi cây được khoảng từ 15 đến 20 ngày, thì nên làm giàn cho cây để cho cây leo lên trên giàn và ra hoa.
Làm giàn đứng bằng các cọc tầm vông cắm đối nhau, khoảng cách giữa hai cọc là 3m, giàn được giăng bằng lưới nilon hoặc chà tre cao khoảng 2 – 2,5m.
Cây mướp đắng cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang.
Phân bón:
Cứ 7 ngày bón thúc phân Urê 1 lần. Nếu thấy cây phát triển chậm có thể xịt thêm phân bón lá vi sinh kích thích ra hoa đậu trái theo sự hướng dẫn ghi bao bì.
Khi cây có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N. 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.
Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Qrganic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần, như vậy sẽ giúp cây đậu nhiều trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N, 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to, màu sắc đẹp.
Sâu Bệnh:
Nhện đỏ: Phun thuốc Cofidor 100Sl, liều lượng 20ml/bình 17 lít
Sâu xanh da láng: Khi cây còn nhỏ phun Lanat, cây lớn phun Padan, Regent
Bọ rùa vàng: Phun thuốc Hopsan 50EC, Sherpa, Polytrin
Bệnh lở cổ rể: phun thuốc Monceren 25WP liều lượng 50g/bình 17 lít hoặc Rovral 50WP liều lượng 50g/bình 17 lít, Ridomil MZWP
Bệnh chết cây con: Phun thuốc Monceren, Rovral, Ridomil
Bệnh chết cây: Xuất hiện trong quá trình sinh trưởng của cây, bệnh làm cho mép lá bị héo, lá gốc vàng, nếu không dùng thuốc xịt vào gốc thì cây héo từ từ rồi chết, nên dùng Derosal, Rovral, Ridomil
Bệnh đốm lá: Xuất hiện khi cây thu hoạch 1,2 lứa, có trên các lá già, vết bệnh có đường tròn đồng tâm, nếu xuất hiện nhiều đốm làm cho lá biến vàng, dùng Aliette, Rovral, Ridomil