Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Kỹ thuật trồng tỏi tía

Ở các vùng tỏi chuyên canh như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... nông dân thường trồng 2 giống tỏi nhập từ Trung Quốc là tỏi trắng và tỏi tía. Tuy nhiên, bài viết này chúng ta chỉ đề cập tới kỹ thuật trồng tỏi tía, mời bà con tham khảo.

I- Giống tỏi tía

Tỏi tía lá cứng, dày, củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch củ có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10 - 11 nhánh, đường kính củ 3,5 - 4 cm. Giống này được trồng nhiều hơn tỏi trắng. Năng suất của 2 giống tỏi này đạt trung bình 300 - 400 kg củ thô/sào Bắc bộ.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng tỏi trong thùng xốp

Kỹ thuật trồng tỏi tía

II- Kỹ thuật trồng tỏi tía

1- Thời vụ

- Trồng tỏi tía thích hợp nhất từ 25/9 - 5/10.

2- Chọn đất, làm đất, bón phân và trồng củ

- Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp giàu mùn, chân vàn cao, dễ thoát nước, độ chua thích hợp 6 - 6,5. Đất làm kỹ lên luống ngay để tránh mưa, luống rộng 1,2 - 1,5 m, rãnh rộng 0,3 m.

- Phân bón: Tính cho 1 sào Bắc bộ.
Phân chuồng hoai : 700 - 750 kgURê : 10 - 12 kg
Super lân : 18 - 20 kgKali : 8 - 10 kg.

Đất chua có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ theo độ chua của đất. Trung bình bón 20 kg vôi/sào.
Bón lót toàn bộ vôi bột, phân chuồng, 1/3 lượng đạm và kali rải theo hàng hoặc rắc đều trên mặt luống sau đó trộn kỹ. Số đạm và kali còn lại dùng để bón thúc.

- Tỏi giống: Chọn những nhánh từ củ chắc. Trọng lượng củ 12 - 15 gr có 10 - 12 nhánh. Mỗi sào cần trung bình 35 kg tỏi giống. Phân loại nhánh trồng riêng để sau này tiện chăm sóc. Trước khi trồng ngâm nhánh tỏi từ 2 - 3 giờ.- Tưới ẩm toàn bộ mặt luống. Cắm nhánh tỏi tía ngập 2/3 xuống đất, khoảng cách hàng từ 15 - 20 cm, các nhánh trên hàng từ 8 - 10 cm. Sau đó phủ rơm rạ băm nhỏ lên trên để giữ ẩm củ hạn chế cỏ mọc. (tốt nhất nên dùng rơm rạ cũ)

3- Chăm sóc cây tỏi tía

- Tưới nước đều đến khi cây mọc 3 - 4 lá thật thì tưới rãnh để nước thấm dần lên. Khoảng 10 ngày tưới rãnh 1 lần kết hợp với bón thúc phân hoá học và nhặt sạch cỏ dại.
Lượng phân còn lại bón thúc làm 4 - 5 lần, nên ngừng bón phân sau khi trồng 70 - 80 ngày và giữ đủ độ ẩm cần thiết khoảng 60% độ ẩm đất ở giai đoạn này để cho củ phát triển thuận lợi, tránh tỏi phát triển quá mức dẫn đến " nổ cổ ". Trước khi thu hoạch 20 - 25 ngày nên ngừng tưới nước.

4- Phòng trừ sâu bệnh cho cây tỏi tía

Cây tỏi tía thường bị các bệnh sau:- Bệng Sương mai: Xuất hiện cuối tháng 11 dương lịch khi nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao. Phòng bệnh tốt nhất nên phun định kỳ trước khi bệnh xuất hiện hoặc phun trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng dung dịch Boocđô 1%, Zineb, Ziram, Ridomil ...
Ngoài ra những ngày có sương mù nên tưới rửa sương cho cây.- Bệnh than đen: Xuất hiện trên củ khi sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản củ.
Phòng trừ: Cách ly những củ bị bệnh. Dùng Zineb, Polyram, Topsin-M, Dithane-M ... phun trừ.

5- Thu hoạch tỏi tía

Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125 - 130 ngày lúc lá đã già, gần khô.Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn củ có đường kính 3,5 - 4 cm có 10 - 12 nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ treo nơi thoáng mát hoặc trên gác bếp./.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng