Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh

Thứ 4, 03/12/2014 | 11:46 GMT+7

Măng tây xanh là loại rau cao cấp, có thân thảo dạng bụi, lá kim. Cây có khả năng khai thác từ 4 – 8 năm. Đây là đối tượng cây trồng mới, có thị trường tiêu thụ lớn mà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kythuatnuoitrong.edu.vn xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây này.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh

1. Thời vụ Trồng

Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 đến 30°C, do đó có thể trồng vào 2 thời vụ. Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, tháng 3 và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

2. Gieo ươm cây giống

Cần khoảng 500g hạt giống để gieo ươm đủ trồng cho 1 ha với mật độ khoảng 18.000 – 20.000 cây/ha. Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 52°C (2 sôi,3 lạnh) trong 12 giờ, vớt ra đem ủ trong vải sạch cho nứt nanh rồi đem gieo vào bầu ni lông kích thước 12 x 7cm có chứa đất sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro bếp. Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ẩm, chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn. Thông thường, sau gieo từ 3 – 3,5 tháng, chiều cao cây đạt 25 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh, khỏe mạnh, không sâu bệnh gây hại thì đem trồng.

3. Đất trồng

Chọn các loại đất phù sa, đất đỏ, đất xám, thịt nhẹ có pha cát; đất có độ tơi xốp cao , giàu mùn, giàu chất hữu cơ; thế đất cao ráo, dễ thoát nước; có tầng canh tác dày từ 30 – 40 cm. độ ẩm đất trung bình  từ 65 – 70%, độ pH từ 6,6 – 7,0, không bị phèn chua, không bị ngập úng trong mùa mưa, chủ động tưới nước trong mùa nắng. đất được cày bừa kỹ, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh và tuyến trùng, san cho bằng phẳng. Lên liếp rộng 100 – 120 cm, cao 20 – 25cm.

4. Bón phân và chăm sóc:

- Bón phân
Lượng phân bón cho 1ha đất trồng cây Măng tay xanh cụ thể như sau:

*Bón lót:

Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân hữu cơ sinh học Better HG01: 10 tấn + 50 kg Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều.

* Bón thúc:

Sau khi trồng 15 ngày: Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-16-16-9+TE.
Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ, và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE.
Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau khoảng 3-4m, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi (kẹp cây măng vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50cm để chống đổ ngả cây.
Sau khi trồng 45 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-16-16-9+TE.
Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE.
Sau khi trồng 75 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc 100 kg Better NPK 16-16-16-9+TE.
Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE.
Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây)lên các độ cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm để chống đổ ngả cây.
Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 10 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG01 + 100 kg Better NPK 16-16-16-9+TE.
Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg NPK 16-12-8-11+TE
Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này,khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh,tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng, rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE.
+ Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12-15 ngày thì bón thúc 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE thu hoạch tiếp 12-15 ngày nữa thì phải tạm ngưng thu hoạch măng ngay.
+ Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 25-30 ngày (1 tháng) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau.

*Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế:

Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, xới xáo vun đất đậy gốc, làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc 100 kg Better NPK 16-16-16-9+TE.
Khoảng 15-20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích trổ măng (dưỡng cành lá cho thật sum suê để quang hợp với ánh nắng nuôi dưỡng cây); bón thúc10 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG 01+ 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE..
+ Sau khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng;sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ khoảng 1 tháng, rồi thu hoạch tiếp lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Cứ thế, tiếp tục dưỡng cây và thu hoạch các lứa măng tiếp theo.
Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi măng chỉ cần giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay thế. Ở các lứa măng sau, năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7 chồi măng làmcây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần lên.
Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài 30-35 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần với10 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG 01 + 100 kg NPK 16-16-16-9+TE. Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.

*Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng:

Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 80-85 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần với 100-150 kg Better NPK 16-12-8-11+TE. Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn. Có thể kết hợp phun thêm các loại phân bón lá Better KNO3, hoặc Đầu Trâu 001, 907 để kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng tốt hơn.
Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt để ngập úng bộ rễ, hoặc để sâu đất, trùn đất, dế nhũi, côn trùng,... xâm hại bộ rễ, cây măng sẽ chậm phát triển, chồi măng sẽ kém chất lượng, biến dạng hình thù cong vẹo làm mất giá trị thương phẩm, không thu hoạch được.
+ Sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn sản lượng và chất lượng măng trong mùa nắng. Trong mùa mưa, người trồng măng tây xanh có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch măng (không nhất thiết phải kéo dài thu hoạch đủ 3 tháng) để tập trung dưỡng cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch nhiều măng hơn trong mùa nắng tiếp theo.
- Tưới, tiêu thoát nước:
Măng tây xanh là cây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày để làm thực phẩm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đều đặn, đầy đủ nước tưới hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới thường xuyên mỗi ngày, giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65-70% để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao. Mùa mưa phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để úng ngập quá 24 giờ, sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho măng hoặc măng bị giảm chất lượng đáng kể không thể thu hoạch được.
Với diện tích sản xuất lớn, cách tưới thấm qua rãnh là biện pháp thường được dùng vì ít tốn kém. Tùy khả năng và điều kiện của người trồng, cũng có thể dùng biện pháp tưới nhỏ giọt, tưới ngầm,hoặc tưới phun sương.Cách tưới phun có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại, đến giai đoạn cây cho măng có thể làm hỏng măng chưa thu hoạch nếu không kịp chụp nón bảo vệ lá đài trên đầu các chồi măng. Cách tưới rãnh có thể tránh được nhiều cỏ dại, nhưng sau khi tưới nếu gặp trời mưa to hay gây ra hiện tượng úng ngập làm hỏng mầm các chồi măng non.
+ Chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm.Vì vậy, không được tưới nước cho cây măng tây xanh sau 17 giờ chiều mỗi ngày,vì nước tưới (hoặc nước trời mưa to vào buổi tối nếu có) sẽ làm cong vẹo đầu chồi măng, làm ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào ngày hôm sau.
Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây xanh vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
-  Làm cỏ:
Trồng măng trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ từ khi chuẩn bị đất trồng,để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất và bón phân về sau:
- Ngay từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm và xử lý cỏ thật kỹ, kết hợp phun thuốc diệt cỏ và phòng ngừa sâu bệnh.
- Khi chuẩn bị liếp trồng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng cây cho thẳng hàng cách nhau 100cm (mặt liếp trồng) và 20cm (mặt rãnh thoát nước). Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm cỏ bằng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất, đồng thời tạo đường đi thuận lợi để bón phân, chăm sóc cây và vận chuyển măng thu hoạch sau này.
- Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu + Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay việc làm cỏ + Không dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ, vô tình ngăn cản sự quang hợp ánh nắng làm hỏng bộ rễ chùm và ngăn cản sự phát triển của các chồi măng non.Sau khi bón phân, cần lấy lớp đất trên mặt liếp bổ sung vào gốc cây măng; cách làm này cũng giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại.
- Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ thay cây mẹ. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ đúng hướng dẫn (theo nguyên tắc “4 đúng”), không để thuốc ảnh hưởng làm mất sức cây măng, đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây:
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn, tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng. Lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây. Cách làm: Trên cùng hàng cây trồng, chen giữa các cây măng, tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau 3-4m. Dùng dây cước nilon chắc chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt liếp ở độ cao 50cm; rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần đôi dây lên cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng.

- Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng:
Như trên đã nói, ở thời điểm sau khi trồng 135 ngày (4,5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch. Để cây măng tây phát triển nhanh và nhiều chồi măng, cần tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m, để giúp cây mẹ phì to gốc và làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây, kích thích mạnh việc trổ măng, đồng thời giúp cây tăng năng suất, chất lượng măng lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.
- Chụp nón trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài:
Phần ngọn khoảng 10cm trên đầu các chồi măng non có phân bố các lá đài rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài sẽ làm hư thối các lá đài, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của măng.
Khi các chồi măng xuất hiện trên ruộng trồng cao khoảng 5-6cm, cần tạo ra các mũ chụp hình chóp nón cao khoảng 6-8cm bằng nhựa để chụp nón trên đầu các chồi măng để bảo vệ các lá đài, làm hạn chế sự phát triển của các lá đài đồng thời kềm hãm sự già hóa của chồi măng, giúp tạo ra các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao hơn.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc bón phân đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý phòng trị kịp thời một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp…, các bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… vào mùa mưa măng tây rất dễ bị 1 số bệnh hại như thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.

6. Thu hoạch và phân loại măng:

- Thu hoạch măng:
Việc thu hoạch sản phẩm măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ và lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua.
Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm-30cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm.
Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5-9 giờ sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng. Chọn các chồi măng đã đạt chiều cao >25cm (loại 1) và >22cm (loại 2) theo quy cách hợp đồng thu mua, dùng tay nắm chặt gốc chồi măng, nghiêng 300-450 giật nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ dễ dàng. Đem vào phân loại măng loại 1 và loại 2 theo yêu cầu thu mua sản phẩm, rửa sạch đất, cát (chú ý không để nước ướt đầu măng sẽ làm thối hỏng lá đài, làm hỏng chồi măng), bó lại thành bó 1-1,5 kg, xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa.
Cứ thế, tiếp tục khai thác măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch măng, khi thấy cây mẹ sắp chuyển lá vàng (lão hóa) thì ngưng thu hoạch ngay, chọn giữ lại 4-6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), tỉa bỏ cây nhỏ, cây mẹ già và cây bị sâu bệnh. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây có thể cho 1-2 chồi măng/ngày, từ năm thứ 2 mỗi cây có thể cho 2-3 chồi măng/ngày hoặc nhiều hơn tùy theo chế độ chăm sóc, trong đó có khoảng 80% là măng loại 1.
Sau khi thu hoạch măng, cần phải nén chặt đất trồng nơi đã lấy măng.
+ Măng tây xanh sau khi thu hoạch nếu để tiếp xúc với ánh nắng và bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm sẽ bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 2 ngày. Để tiếp xúc với ánh nắng, măng sẽ bị hóa già (xơ hóa), bị héo làm mất dinh dưỡng và giảm chất lượng, không thể phân phối cho thị trường được. Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ, cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng đã thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 2*C hoặc cắm chân măng vào 3-5cm nước (đá) lạnh.
- Phân loại măng:
Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng tây xanh:
* Măng loại 1: Đường kính thân măng cỡ >10mm-30mm, dài 25cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.
* Măng loại 2: Đường kính thân măng cỡ 5mm-10mm, dài 22cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.

Với chi phí đầu tư ban đầu cho 1 ha tương ứng với khoảng 50 – 60 triệu đồng, sau khi trồng khoảng 6 tháng cây sẽ cho năng suất ổn định, khoảng 24 tấn/ha như hiện nay và giá bao tiêu sản phẩm là 10.000đ/kg của công ty thì nông dân có thể tạo ra một giá trị khoảng 240 triệu đồng/ha/năm. Sau khi trừ chi phí, có thể tạo thu nhập khoảng 150 – 180 triệu đồng/ha/năm. Thời gian khai thác của cây măng tây kéo dài 8 - 10 năm, nếu quá trình trồng chăm sóc cây tăng cường phân hữu cơ đầy đủ sẽ có khả năng nâng cao được năng suất và giá trị.

Chúc bà con thành công!

kythuatnuoitrong.edu.vn

Chia sẻ

Cây lấy củ

Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản trong chậu
Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản trong chậu

966 view | Thứ 6, 10/05/2019 | 13:18 GMT+7

Quy trình kỹ thuật trồng lạc đen
Quy trình kỹ thuật trồng lạc đen

1483 view | Thứ 4, 20/03/2019 | 13:16 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai môn
Tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai môn

1706 view | Thứ 4, 13/03/2019 | 10:00 GMT+7

Kỹ thuật bón phân cho khoai lang
Kỹ thuật bón phân cho khoai lang

1697 view | Thứ 4, 06/03/2019 | 08:07 GMT+7

Phòng trị bệnh thán thư hại khoai sọ
Phòng trị bệnh thán thư hại khoai sọ

1047 view | Thứ 3, 05/03/2019 | 17:00 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

58 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

85 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

78 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

96 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7


TOP VIEW