- Cho hạt giống no nước vào bao tải dứa có tráng nilon như các bao chứa phân hỗn hợp NPK, vì các bao loại này kín hơi làm cho thóc giống thiếu oxy, lúc nảy mầm rễ phát triển nhanh hơn mầm (rễ dài, mầm ngắn). Nên cho hạt giống vào bao tải gai, túi vải hoặc bao tải dứa không tráng nilon để ủ, khí oxy sẽ được cung cấp nhiều hơn, nên mầm phát triển cân đối, chất lượng mầm tốt hơn.
>>> Xem thêm: Kỳ vọng trồng lúa sạch
- Ủ thóc giống no nước vào đống tro gần bếp lửa, vì tro rất khô sẽ hút nước từ hạt giống, hạt giống thiếu nước khó nẩy mầm, mặt khác lúc đun nấu nhiệt độ đống tro ủ tăng cao nhưng khi không đun nhiệt độ đống ủ bằng nhiệt độ môi trường xung quanh lại thấp, nhiệt độ ủ không ổn định cũng không thích hợp cho sự nảy mầm của hạt giống.
- Vùi thóc giống no nước vào đống phân chuồng, phân xanh đang ủ. Trong đống ủ phân chuồng, phân xanh do quá trình phân giải của vi sinh vật yếm khí sẽ sinh nhiệt, nhiệt độ có thể lên cao tới 60-70oC ở giữa đống phân ủ, trong quá trình phân giải chất hữu cơ có nhiều khí độc thoát ra trong lòng đống phân nên ảnh hưởng không tốt tới sự nảy mầm của hạt giống.
Tốt nhất vùi thóc giống no nước vào trong đống rơm rạ. Nếu trời rét, nhiệt độ ngoài trời 25oC vùi nông hơn. Sau khi vùi 35-40 giờ lấy ra thăm thử, khi thấy một số hạt giống đã nứt nanh cần đảo đều đống thóc, vì khi thóc nảy mầm sẽ tự sinh nhiệt nên tiếp tục vùi lần sau nông hơn, tạo điều kiện cho tất cả các hạt giống nảy mầm đều.
Tùy theo phương pháp gieo mạ hay sạ hàng mà ta để độ dài mầm và rễ hạt giống hợp lý. Gieo mạ dược hay mạ dày xúc nên để mầm hơi dài, mầm dài bằng 1/3-1/2 hạt thóc, rễ dài bằng 1/2-3/4 hạt thóc là được. Gieo sạ hàng hay gieo mạ ném bằng khay nhựa nên để mầm ngắn hơn, bằng 1/4 hạt thóc, rễ dài bằng 1/3 hạt thóc, nghĩa là mầm “gai dứa” là được.