Quy trình kỹ thuật trồng khoai lang Nhật

Thứ 2, 24/06/2019 | 15:51 GMT+7

Sau đây là Quy trình kỹ thuật trồng khoai lang Nhật, mời bạn đọc tham khảo.

Cây khoai lang là cây lương thực đứng hàng thứ 7 thế giới sau lúa mỳ, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, sắn. Khoai lang có lượng đường bột, carbon hydrat, vitamin A, đường bột cao hơn hẳn. Khoai lang được sử dụng củ và lá làm thức ăn cho gia súc, rượu cồn, bánh kẹo… gần đây còn được nghiên cứu làm màng phủ sinh học vio plastic.

Khoai lang có nhiều giống với 3 nguồn xuất xứ chính là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản nhưng giống có năng suất cao được trồng thành các vùng lớn đều có nguồn gốc Nhật Bản. Khoai lang là loại cây thân thảo mọc so le có các lá hình tim hay dẻ thuỳ chân vịt. Hiện nay có rất nhiều giống khoai lang trên thị trường tuy nhiên khoai lang Nhật là giống có nhiều ưu điểm về năng suất lại được thị trường khá ưa chuộm.

Đầu ra cho khoai lang Nhật cũng khá ổn định, với năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha trong đó có khoảng 30% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với giá cao còn lại tiêu thụ tại nội địa với giá 5.000đ – 6.000đ/kg nên nguồn thu từ khoai lang Nhật cũng giúp cải thiện kinh tế gia đình.

Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao để tạo giống sử dụng lá làm rau xanh, nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc cam đậm tự nhiên. Củ khoai lang nhật được đánh giá có hàm lượng tinh bột cao chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucoza khi củ còn tươi có 1,7% protein, 0,1% chất béo mangan, đồng, vitamin A,B,C và 4,32% tamin.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật bón phân cho khoai lang

Quy trình kỹ thuật trồng khoai lang Nhật

Đặc điểm của khoai lang nhật là thân to mập ít phân cành và có màu tím, khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng ngắn từ 105 – 120 ngày năng suất từ 9 – 12 tấn/ha. Củ có dạng thon dài vỏ củ có màu tím hàm lượng chất khô từ 27 – 30% phù hợp ăn tươi, chế biến, xuất khẩu.

Khoai lang Nhật có thể trồng được quanh năm thích hợp nhất là vào tháng 2 – tháng 3 hoặc tháng 8 hàng năm. Khoai lang Nhật có ưu điểm so với giống khoai lang địa phương là có thể trồng ở bất cứ vùng đất nào chất lượng củ khoai dẻo, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Khoai lang Nhật có thể trồng với quy mô lớn hoặc quy mô nhỏ. Bà con có thể tận dụng giống ở vụ đầu tiên vụ sau có thể sử dụng dây khoai đoạn 1 hoặc 2 từ ngọn. Việc tận dụng giống khoai chỉ nên áp dụng từ 2 – 3 vụ để tránh giống khoai bị thoái hoá năng suất kém, dễ sâu bệnh.

Chăm sóc cây khoai lang

  • Đất trồng phải được cày bừa kỹ, tơi xốp và làm sạch cỏ.
  • Lên luống rộng 1,2 – 1,5m, cao khoảng 35 – 40cm
  • Mật độ trồng: 38-40 ngàn khóm/ha
  • Dây trồng phải đảm bảo khoẻ mạnh, không sâu bệnh.
  • Sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm giống, độ dài của dây giống từ 25 – 30cm.
  • Khi cây được 25 – 30 ngày tiến hành bấm ngọn.
  • Bón lọt làm 3 đợt nên bón phân chuồng đã ủ hoai.
  • Thường xuyên thăm đồng để phát triển và phòng trừ sâu bệnh.
  • Thu hoạch cần đảm bảo không bị chày xước, để nơi khô ráo thoáng mát.

Phòng trừ sâu bệnh

Đối với khoai lang Nhật có hai loại sâu bệnh chính đó là sùng non và bọ cánh cứng còn các loại sâu bệnh khác chỉ gây hại cục bộ ít làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Gây hại nhiều nhất vẫn là sùng hại củ, để hạn chế chúng ta cần chú ý trồng luân canh khoai, lúa màu và bắp không trồng liên tiếp nhiều vụ khoai lang trên một nền đất sẽ hạn chế đáng kể sự tấn công của sùng.

Ở những nơi có điều kiện về nguồn nước trước khi trồng có thể ngâm ruộng 2 ngày để tiêu diệt sùng non và các loại sâu bệnh hại khác.

Thu hoạch

Cây khoai lang có thời gian sinh trưởng khoảng 100 – 120 ngày khi cây khoai có biểu hiện ngừng sinh trưởng phần gốc và lá có biểu hiện ngả màu vàng bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn ít nhựa thì tiến hành thu hoạch.

Nên thu hoạch vào những ngày khô ráo, tránh làm xây xát ảnh hưởng đến mẫu mã làm giảm giá trị sản phẩm. Sau đó phân loại khoai loại 1 củ to đẹp để xuất khẩu, loại còn lại bán ra chợ với giá rẻ hơn. Muốn củ to trong quá trình canh tác phải chú ý làm luống cao từ 35 – 50cm, gom dây khoai vào một chỗ để củ mọc tập trung một chỗ.

Chia sẻ

Cây lương thực

Chuyển đổi mô hình tưới tiết kiệm cho cây Lạc
Chuyển đổi mô hình tưới tiết kiệm cho cây Lạc

1370 view | Thứ 3, 27/08/2019 | 10:12 GMT+7

Kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây lạc (đậu phộng)
Kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây lạc (đậu phộng)

2420 view | Thứ 2, 19/08/2019 | 13:14 GMT+7

Tìm hiểu quy trình sản xuất giá thể mạ khay
Tìm hiểu quy trình sản xuất giá thể mạ khay

1421 view | Thứ 2, 05/08/2019 | 10:14 GMT+7

Quy trình trồng và chăm sóc cây lạc ra nhiều củ
Quy trình trồng và chăm sóc cây lạc ra nhiều củ

4381 view | Thứ 5, 11/07/2019 | 16:18 GMT+7

Kỹ thuật tăng protein cho ngô
Kỹ thuật tăng protein cho ngô

666 view | Thứ 2, 01/07/2019 | 10:37 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

48 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

69 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

62 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

73 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7


TOP VIEW