Sự khác biệt tốt xấu đó quá rõ ràng, nhìn sơ cũng đủ biết.
Với Chích Chòe Lửa, chim trống màu đen phủ trên thân mình, kể cả vùng ức đều là lông đen đậm. Còn Chích Chòe Lửa mái, lông ở ức là màu xám sậm, với chim trưởng thành thì lông ở vùng ức chim rõ ràng như vậy, chỉ nhìn sơ qua là phân biệt được trống mái ngay. Nhưng, với chim con chưa ra ràng thì dù là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề cũng không tránh được sự phân vân trong lúc phân loại giới tính của chim.
Thường thì họ cũng chỉ quan sát ở vùng lông ức, còn phần đầu, phần thân chỉ là những chi tiết phụ cần xét thêm,nhưng không ai dám quả quyết thế nào là chim trống, thế nào là chim mái. Chim con do non ngày tuổi nên lông vũ trên mình chưa trổ đủ, sắc lông lại chưa nổi hẳn, nhất là vùng ức nên khó phân biệt chim Chích Chòe Lửa trống mái. Ngay người nuôi lâu năm nhiều kinh nghiệm khi lựa chọn chim con cũng tỏ ra rất thận trọng, và chính họ cũng có khi lầm… Chích Chòe Lửa trống mái Phải chờ lúc chim đến tuổi ra ràng, nghĩa là sắp biết bay, phần ức chim đã được lông vũ phủ kín thì lúc đó mới có thể xác định được chim trống mái:
Chim trống: lông ức trổ nhiều bông vàng vàng đen đen.
Chim mái: vùng ức phủ lông màu xám tro
Để chim con lớn thêm vài tuần tuổi nữa, phần ức của chim càng trổ màu đen nhiều hơn. Trong khi đó, chim mái vùng ức vẫn là màu lông xám tro. Chim con hai tháng tuổi đã bắt đầu tập hót. Có nhiều người dựa vào giọng hót của chim mà phân biệt giới tính. Điều này dễ bị lầm lẫn.
Chích Chòe Lửa (cũng như Chích Chòe Than) chim trống mái đều biết hót cả Chỉ khi chim lớn lên độ năm sáu tháng tuổi thì giọng chim mới đổi khác: Chim trống hót giọng to và dài hơn Chim mái vẫn hót nhỏ giọng và ngắn hơi. Ngoài ra, giọng chim mái còn đơn điệu, chỉ hót đi hót lại mãi một giọng, chứ không luyến láy như chim trống. Vì vậy, quý vị nào mới vào nghề chơi chim, khi gặp Chích Chòe Lửa hai tháng tuổi, tự mình cũng có thể lựa chọn được chim trống mái mà nuôi, bằng cách phối hợp cách phân thích giọng hót của chim, với cách quan sát kỹ vùng lông ức thì không còn sợ sai lầm nữa. Trên thị trường, chim Chích Chòe Lửa mái bán với giá rất thấp, gần như không có ai mua. Người ta chỉ lựa mua chim trống để nghe giọng hót, do đó giá chim trống gấp mười giá chim mái.
Một câu hỏi mà phần đông độc giả đặt ra cho chúng tôi là có nên nuôi chim mái để thúc chim trống hót căng hơn không? Chúng tôi xin trả lời là nên nuôi chim mái. Một con chim mái đủ sức thúc cho bốn năm chim trống hăng hót. Nếu biét cách sử dụng thì một mái có thể thúc cho cả chục chim trống. Bằng cách tuần này cho mái gần vài ba chim trống, rồi qua tuần sau đến con mái đó thúc những con trống khác. Chim trống mà nghe giọng hót thì sung sức lên, căng lửa hơn. Nhưng, kinh nghiệm cho thấy, nếu được mái thúc thường xuyên, trống cũng nghe lờn tiếng mái, nên sự hót căng không còn hiệu quả. Vì vậy, chỉ cho chim mái thúc trống độ năm bảy ngày, sau đó dời mái di nơi khác, có thể là cho hạn bè mượn một thời gian. Độ vài ba tuần sau, lại dời chim mái về để giúp chim trống lấy lại phong độ.
Kỹ thuật cho mái thúc trống là treo Lồng chim mái khuất một nơi mà các chim trống cần thúc căng chỉ được nghe giọng hót của chim mái mà không hề thấy mặt. Nếu chim trống thấy được dáng chim mái thì nó không hót mà cá ngày chỉ rung cánh ve vãn. Điều này chỉ làm cho chim thêm suy mà thôi. Với tất cả các giống chim rừng nuôi hót và đá, đều cần có mái thúc. Nhưng, hầu hết nghệ nhân nuôi chim đều… ngại nuôi chim mái. Mua con chim mái thì không tốn hao nhiêu tiền, nhưng do việc nuôi gặp nhiều phiền phức: nào là tốn thêm môt cái lồng, nào là phải chạy thức ăn, nào là phải chăm sóc…
Nuôi chim mái mà cho ăn uống lôi thôi, chăm sóc cẩu thả thì chim cũng không sung, như vậy làm sao hăng hót để thúc trống được! Mặt khác, ở thành thị nhà cửa chật hẹp, tìm chỗ để treo thêm một cái lồng (chim mái) cũng là việc khó khăn.Do đó, dù vẫn biết cái lợi của việc nuôi chim mái nhưng ít người chịu nuôi Chim mái cũng có con hay con dở. Những con mái hay là mái siêng hót, thúc trống có hiệu quả. Những con mái này giá bán đôi khi còn cao hơn cả chim trống nữa