Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Phòng trừ một số bệnh cơ bản khi trồng măng tây

Măng tây là loại cây dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, bà con cần chú ý phòng bệnh cho măng tây để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt.

Măng tây (Asparagus officialis-Họ :Asparagaceae) thuộc loại cây Một Lá Mầm (Monocots) là loài rau cao cấp nhiều dinh dưỡng và có giá bán rất cao trên thị trường hiện nay. Bộ phận sử dụng là đọt măng non vừa nhú lên khỏi mặt đất ,nẩy chồi từ thân cây mẹ. Phong trào trồng măng tây hiện đang được mở rộng và khuyến khích trồng ở nhiều địa phương.Tuy nhiên, trồng măng tây đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư chăm sóc cẩn thận mới đem lại kết quả mong muốn, trong đó vấn đề phòng trừ sâu bệnh là khâu quan trọng.

Xem thêm: 
>>> Làm giàu từ trồng măng tây xanh 
>>> Phân biệt Măng Tây Xanh với măng tây khác

trồng măng tây

Phòng bệnh: Cây măng tây khi trồng trên vùng đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật thì rất ít nhiễm sâu bệnh.

Tuy nhiên, bà con nên lưu ý một số phương pháp sau để măng tây có thể phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh. Chọn hạt giống cây măng tây xanh sạch bệnh, an toàn, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng. Làm đất thật kỹ, xử lý đầy đủ bằng các loại thuốc diệt tuyến trùng như Sincosin và các chế phẩm có gốc Chitosan,… để phòng trừ bệnh hại cây.

Lên liếp cao ít nhất 30cm để tiêu thoát nước tốt nếu có trời mưa lớn, hoặc gặp triều cường. Sử dụng nhiều phân hữu cơ, phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai có xử lý chế phẩm sinh học chứa nấm có ích Trichoderma, nấm vi sinh đối kháng tuyến trùng gây hại, nấm diệt côn trùng…

Áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ, bổ sung các chế phẩm, phân bón vi sinh của cơ sở uy tín để phòng bệnh toàn diện, tăng cường sự phát triển của cây. Giúp cây phát triển tốt, thu hoạch lâu dài, đạt chất lượng cao để có thể xuất khẩu.

Để phòng sâu bệnh, tốt nhất nên canh tác trong nhà lưới, nhà kính. Nếu không có điều kiện thì có thể sử dụng các loại bẫy thông dụng như bẫy ánh sáng, bẫy côn trùng pheromone…

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bà con hãy luôn nhớ điều này.

Trị sâu bệnh

– Sâu khoang, sâu xanh: sử dụng Actamec, Vertimec, Nimbecidine, Biocin, Abamix,…

– Bọ trĩ, rầy mềm: sử dụng Sagomycine, Confidor, Regent…

– Trùn đất, sâu đất, dế trũi, rệp sáp hại rễ: sử dụng thuốc diệt rầy hoặc dung dịch nước rửa chén pha loãng.

Bệnh gỉ sắt:

– Triệu chứng bệnh: chót lá bị vàng.

– Cách trị bệnh là sử dụng Benlat C.

Bệnh khô cành:

– Triệu chứng: cành măng bị đốm.

– Sử dụng Benlat C để trị bệnh.

Bệnh thán thư:

– Triệu chứng bệnh: thân măng bị đốm.

– Sử dụng Bavistin.

Bệnh thối nhũn:

– Mầm măng bị thối nhũn.

– Dùng thuốc Trestomycin để điều trị.

Cách phun thuốc:

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao thuốc. Phun theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách. Phun trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày. Phun trong thời gian ngưng thu hoạch măng, nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế. Kết hợp phun trong lúc làm cỏ, bón phân.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng