Thịt lợn việt bị 'kìm chân' vì thiếu giấy thông hành

Thứ 2, 30/10/2017 | 10:37 GMT+7

Sản lượng thịt lợn của Việt Nam đã cán con số 2,75 triệu tấn, đứng thứ sáu trên thế giới, tuy nhiên, sản phẩm thịt lợn vẫn đang "chật vật" với bài toán đầu ra và những cuộc "giải cứu" liên tiếp.

Để giải quyết vấn đề, mới đây, 4 doanh nghiệp lớn trong ngành nông nghiệp vừa cùng ký kết Thoả thuận thực hiện liên kết chuỗi sản xuất thịt lợn sạch để xuất khẩu, tuy nhiên, để thực hiện thành công được chuỗi này, đưa sản phẩm hội nhập vào các thị trường khó tính, thịt lợn Việt còn thiếu “giấy thông hành”.

Doanh nghiệp gặp khó

Chia sẻ với DĐDN, ông Đào Quang Vinh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ thực phẩm Vinh Anh cho biết, doanh nghiệp đầu tư dây truyền giết mổ và chế biến cấp đông thịt lợn với công suất 20.000 tấn/năm. Hiện doanh nghiệp đã có đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản sang tìm hiểu, đề xuất muốn ký kết hợp tác. Tuy nhiên vấn đề an toàn vùng dịch đang là rào cản lớn đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

>>> Chèn gen chuột vào lợn tạo ra giống lợn siêu nạc

thịt lợn

“Chúng tôi hiện mới chỉ khai thác được 30% công suất của nhà máy, tương đương 7.000 tấn lợn hơi/năm bởi vấn đề quy hoạch vùng an toàn dịch bệnh chưa được tiến hành, khiến các đối tác chưa dám ký kết việc nhập khẩu thịt lợn từ doanh nghiệp. Mặc dù các đối tác cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp hiện đã đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản”, ông Vinh cho biết.

Không phải là câu chuyện của riêng Công ty Vinh Anh, Công ty CP TM&ĐT Biển Đông cũng gặp tình trạng tương tự, khi sản phẩm thịt lợn sạch do doanh nghiệp chế biến đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn chỉ loanh quanh tiêu thụ tại các siêu thị nội địa.

Đầu tư dự án “Nhà máy chế biến thực phẩm sạch-khu chăn nuôi xanh” với công suất 300 con/giờ, tổng đầu tư 350 tỷ đồng. Đặc biệt, doanh nghiệp đã có được hợp đồng nguyên tắc với công ty thực phẩm Hàn Quốc cung cấp 2.000 tấn thịt lợn/năm, tuy nhiên còn vướng vấn đề xác định an toàn dịch bệnh.

“Tháng 5 vừa qua, doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng từ các doanh nghiệp Hàn Quốc, sẵn sàng nhập khẩu khoảng 6.000 tấn thịt ba chỉ và khoảng 3.000 tấn thịt chân giò. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa xuất khẩu được thịt lợn ngay vì còn vướng với cơ quan thú y Hàn Quốc”, ông Nghĩa trăn trở.

Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng chăn nuôi lớn, thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, năng suất sản xuất 27,5 đến 28 triệu con lợn, 300 triệu con gia cầm, 0,5 triệu bò sữa, 2 triệu tấn thịt,…nhưng trong số gần 200 loại nông sản xuất khẩu của ngành nông nghiệp, thì sản phẩm ngành chăn nuôi lại hầu như như chưa góp mặt.

Tiềm năng lớn hơn lúa gạo

Với riêng sản phẩm thịt lợn, việc chăn nuôi đã có từ lâu, thống kê đến tháng 4/2017, cả nước có khoảng 28,9 triệu con lợn, sản lượng thịt hơi đạt 2,2 triệu tấn. Nhưng khẩu sản xuất chăn nuôi chưa có sự đột phá nào. Phần lớn lợn hơi chỉ được xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Bên cạnh đó, cả nước có trên 2.000 lò mổ nhưng chủ yếu là thủ công và hầu hết cung cấp cho thị trường trong nước, theo tập quán lợn mổ xong đem ra chợ bán cho người tiêu dùng như hàng trăm năm nay.

Nói như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: “Chăn nuôi lợn có tốc độ phát triển nhanh, với sản lượng trên 4 triệu tấn thịt lợn hơi/năm, giá trị của ngành nuôi heo lớn hơn cả ngành lúa gạo, nhưng xuất khẩu mỗi năm chỉ được 20.000 tấn heo sữa”.

Đặc biệt, số heo sữa xuất khẩu này lại chủ yếu được xuất sang thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch đầy rủi ro. Hơn nữa, theo báo cáo từ Hãng nghiên cứu toàn cầu (IBC), trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt gần 12 triệu con. Dự kiến năm 2017, Việt Nam xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 2,4 triệu con, giảm 80% so với năm 2016. Thậm chí, nếu tình hình không khả quan, con số xuất khẩu trên sẽ giảm sút chỉ xuất khẩu đạt 1,17 triệu con.

Trong lúc đó, xuất khẩu chính ngạch lại hạn chế. Còn xuất khẩu lợn thịt xẻ chính ngạch, Việt Nam mới xuất sang thị trường Hồng Kong và Malaysia khoảng 15-20 ngàn tấn (tương đương 200.000 con), trong giai đoạn từ năm 2013 – 2016 và hiện chỉ có 8 cơ sở xuất khẩu sang thị trường này với công suất nhỏ.

Không chỉ riêng việc đóng góp hạn hẹp vào kim ngạch xuất khẩu, ngành chăn nuôi lợn trong nước còn thường xuyên phải đối mặt với các cuộc “giải cứu”, thậm chí nhiều hộ chăn nuôi, doanh nghiệp tại “thủ phủ nuôi lợn” của cả nước đã phải điêu đứng, phá sản doanh nghiệp, cầm cố sổ đỏ đất, sổ trang trại vì lợn trượt giá, nguồn cung dư thừa.

Điều đáng nói, khi thị trường nhập khẩu thịt lợn trên thế giới ngày càng lớn, nhất là thị trường Trung Quốc với gần 2,2 triệu tấn/năm, Nhật Bản 1,36 triệu tấn/năm, Philippines cũng nhập 195.000 tấn/năm, Hàn Quốc 4,5 triệu tấn/năm…thì sản phẩm thịt lợn Việt Nam vẫn chưa “chen chân” được vào những thị trường rất tiềm năng này.

“Giấy thông hành” cho thịt lợn

Vì vậy, các doanh nghiệp lớn trong ngành đã quyết tâm xây dựng chuỗi xuất khẩu thịt lợn sạch. Tuy nhiên, ngay cả những “người trong cuộc” cũng thừa nhận sẽ còn nhiều rào cản trong quá trình xây dựng chuỗi này, đặc biệt là vướng mắc trong vấn đề xây dựng vùng an toàn dịch.

Do đó, các doanh nghiệp đều mong muốn được các địa phương hỗ trợ xác định vùng an toàn dịch bệnh. Xây dựng các chỉ tiêu yêu cầu vùng dịch theo yêu cầu của các đối tác, để tránh tình trạng một địa phương bùng phát các dịch nở mồm long móng, tai xanh…thì doanh nghiệp ở các địa phương khác phải ngừng xuất khẩu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, ông Vũ Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn nhấn mạnh, ngành chăn nuôi buộc phải tái cơ cấu và liên kết với nhau để tạo ra thịt sạch. Để làm được điều đó, tránh cho ngành chăn nuôi lợn những cuộc giải cứu, ông Hùng kiến nghị: “Chính phủ cần có cơ chế bảo vệ doanh nghiệp chân chính trong nước, đồng thời có chế tài xử lý các doanh nghiệp “làm bậy”, nhập khẩu sản phẩm thịt kém chất lượng từ nước ngoài vào cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Tình trạng thịt lậu ở biên giới cũng là vấn đề cần sự quyết liệt từ Chính phủ và các cơ quan chức năng”.

Đặc biệt, TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn cho rằng, việc xác định, xây dựng các yêu cầu về an toàn vùng dịch bệnh là vô cùng cần thiết. “

Khi nói đến hợp tác xuất khẩu thịt lợn, đối tác nước ngoài đều hỏi có truy xuất được thịt không, rủi ro có quản lý được không. Vấn đề vùng an toàn dịch bệnh chính là “giấy thông hành” đảm bảo các sản phẩm thịt lợn Việt “chen chân” vào các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí là Hà Lan”, ông Hùng nhấn mạnh.

Theo đại diện Tập đoàn Hùng Nhơn, quá trình này không chỉ vì mục tiêu xuất khẩu mà người tiêu dùng trong nước cũng được hưởng lợi. Thị trường Việt Nam với 93 triệu dân là rất lớn nhưng người dân vẫn lo ngại về chất lượng.

Chia sẻ

Tin nông nghiệp

Giá lợn hơi sẽ tiếp tục đứng ở mức cao
Giá lợn hơi sẽ tiếp tục đứng ở mức cao

411 view | Thứ 6, 21/06/2024 | 08:39 GMT+7

Giá Thanh long tăng gấp rưỡi
Giá Thanh long tăng gấp rưỡi

647 view | Thứ 7, 04/05/2024 | 10:47 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

1008 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng
Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng

687 view | Thứ 2, 25/03/2024 | 09:43 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

76 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

99 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

88 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

117 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7


TOP VIEW