Trước đây măng cụt được trồng chủ yếu tại vùng đất Lái Thiêu tỉnh Bình Dương hầu hết bà con thường tự nhân giống để trồng tái canh do đó thời gian thu hoạch rất lâu phải từ 7 – 8 năm.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng măng cụt sai quả
Những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã áp dụng những tiến bộ khoa học vào canh tác, chọn tạo giống măng cụt nên các giống mới này cho thời gian thu hoạch nhanh hơn chỉ từ 4 – 5 năm. Măng cụt ngày nay không chỉ thích hợp ở các vùng đất ven sông mà còn có thể trồng được ở các gò đất cao ráo cây vẫn phát triển tốt.
Do nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng muốn sử dụng sản phẩm sạch, ngày nay cây măng cụt đã được bà con nông dân trồng theo quy trình Vietgap nhằm tăng giá trị sản phẩm vừa góp phần bảo vệ sức khoẻ con người.
Khu vực: đối với vùng có địa hình thấp khả năng ngập úng cao cần đào mương, lên liếp liên thông để thuận tiện cho việc thoát nước khi cần thiết. Còn đối với địa hình cao cần có các rãnh thông nhau để thuận tiện cho việc tiêu thoát nước vào mùa mưa bão tránh hiện tượng ngập úng cục bộ.
Khoảng cách: đối với vườn nhỏ mỗi gốc cây măng cụt nên cách nhau ít nhất 6 mét, tức khoảng 250 cây trên mỗi ha. Đối với các vườn lớn sử dụng xe cơ giới trong việc chăm sóc và thu hoạch khoảng cách mỗi cây cần xa hơn.
Cách trồng: hố được đào với kích thước 60 x 60 x 60 cm trước khi trồng tiến hành bón lót bằng công thức 0,5 kg vôi + 20 – 30kg phân chuồng + 0,2kg NPK/gốc. Cắm cây vào hố lấp đất bằng, cắm cọc để cố định cây khỏi bị đổ tiến hành che bóng và tưới nước cho cây ngay khi trồng. Sau khi trồng có thể dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín phần đất quanh cây một lớp dày 10 – 20 cm để đất được ẩm cây mọc rễ tốt hơn.
Trong 2 năm đầu phải che bóng cho cây để giảm lượng ánh sáng trực tiếp tránh hư hại đỉnh sinh trưởng khiến cây chậm phát triển. có thể sử dụng lưới hoặc tre đan có lỗ để giảm lượng ánh sáng trực tiếp xuống chỉ còn 50% hoặc có thể trồng chuối xen canh để che bớt ánh sáng kho trồng nhớ tránh trồng loại chuối sứ vì loại cây này có rễ phát triển mạnh cạnh tranh dinh dưỡng với cây măng cụt.
Có thể sử dụng một số cây ngắn ngày để trồng xen với cây măng cụt để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển cũng như tăng thu nhập. Cần đảm bảo cây trồng xen không cạnh tranh dinh dưỡng với cây măng cụt. Trong năm đầu khi cây chưa khép tán cả dại sẽ phát triển mạnh nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công hoặc máy cắt cỏ.
Tưới nước: cây măng cụt có nhu cầu nước tưới rất lớn nhất là giai đoạn cây con hoặc cây đang mang trái. Nếu thiếu nước cây con sẽ không phát triển hoặc đang ra hoa sẽ khiến trái nhỏ không đạt phẩm chất. Trung bình nên tưới cây mỗi 02 ngày/lần vào mùa nắng mùa mưa nên tưới ít hơn.
Tạo tán + cắt cành: những cành đan chéo nhau cần bị cắt bỏ mục đích là để tạo sự thông thoáng và ánh sáng chiếu đến tất cả các lá bên trong giúp cây quang hợp tốt và hạn chế nấm mốc. Ở cây có cành phát triển tốt hoặc cành chạm đất cần dùng dây cột cành lên cao.
Xử lý cây măng cụt ra quả trái mùa
Cây măng cụt ra quả trái mùa sẽ giúp nông dân bán được giá cao hơn từ 15 – 30% kỹ thuật xử lý này đang được các nông dân tại tỉnh Tiền Giang làm rất tốt. Theo anh Tuấn sau khi thu hoạch xong anh tiến hành tỉa cành, bón phân và chăm sóc sao cho cây thật sự xung sức. Khi cây phát triển tốt lá xanh tốt ta bắt đầu xử lý ra trái đầu tiên ta tưới nước giữ độ ẩm cho cây thường xuyên sau đó mới xiết nước để cây bị sốc qua giai đoạn này cây sẽ bắt đầu ra bông.
Theo anh cho biết nếu cây chưa thực sự xung sức hoặc xiết nước không đúng cách cây cũng sẽ không ra bông trái vụ. thời điểm xiết nước vào khoảng tháng 8 quá trình xiết nước kéo dài 2 tháng đến khi cảm lấy lá cây măng cụt hơi héo và bắt đầu có bông đầu tiên thì tiến hành tưới nước lại khi đó cây sẽ đồng loạt trổ bông và ra trái. Ngoài ra sau khi xiết nước cần bón phân đầy đủ để cây đậu trái, kỹ thuật xiết nước là một kỹ thuật khó đòi hỏi nhà vườn phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể thành công
Bón phân cho cây măng cụt
Cây măng cụt có tán lá rất dày và rộng vì vậy cần rất nhiều phân bón theo từng thời kỳ để cây phát triển và cho năng suất quả cao nhất.
Giai đoạn cây con: mỗi năm bón từ 5 – 10kg phân chuồng + NPK 15-15-15 mỗi gốc
Liều lượng phân vô cơ:
- Năm 1: 0,5kg/cây/năm
- Năm 2: 1kg/cây/năm
- Năm 3: 1,5kg/cây/năm
- Năm 4: 2kg/cây/năm
Giai đoạn cây ra trái:
- Lần 1 sau khi thu hoạch trái xong: NPK 20-20-10 kết hợp 20 – 30kg phân chuồng/cây
- Lần 2 trước khi cây ra hoa 30 – 40 ngày: NPK 8-24-24 lượng bón 3 – 4 kg/cây
- Lần 3 khi cây vừa đậu trái: NPK 13-13-21 lượng bón 3 – 4kg/cây