Bệnh nhiễm khuẩn (bacteria) ở cá betta

Thứ 2, 15/12/2014 | 10:00 GMT+7

Cá bị vi khuẩn trong môi trường nước tấn công và nhiễm bệnh khi nó yếu đi vì căng thẳng hay vì những nguyên nhân khách quan (nước dơ, bị cá khác bắt nạt, nhiệt độ và môi trường không thích hợp hay thậm chí bị thương...).

Triệu chứng thường thấy của cá khi nhiễm khuẩn (bacteria): bơi lờ đờ, bỏ ăn, đôi khi trên thân và vây có xuất hiện những vệt đỏ hay thậm chí lở loét…

Cách chữa trị bệnh nhiễm khuẩn ở các loài cá betta:

Có nhiều loại vi khuẩn nên cũng có nhiều loại thuốc chữa bệnh liên quan đến vi khuẩn. Một số thuốc có tác dụng trên vi khuẩn gram âm trong khi số khác lại tác dụng trên các vi khuẩn gram dương. Nếu bạn không biết cá của bạn bị mắc loại vi khuẩn nào thì bạn nên sử dung các loại kháng sinh phổ rộng tức có tác dụng với cả gram âm lẫn gram dương. Hầu hết những vi khuẩn gây bệnh cho cá đều là loại gram âm. Những loại vi khuẩn gram âm thông dụng gồm Aeromonas hydrophila, Aeromonas salmonicida, Flavobacterium columnare (gây bệnh lở miệng), Vibrio và Pseudomonas. Những loại vi khuẩn gram âm khác thuộc lớp coliform (vi khuẩn tiêu hoá) chẳng hạn như E. coli và các vi khuẩn phân huỷ như Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp. và septicemia (gây ra những đốm đỏ ở cá).

Một vài loại vi khuẩn gram dương thông dụng gồm Staphylococcus và Streptococcus.

Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở cá betta

Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn chung dành cho cá betta:

Thuốc kháng sinh không thực sự tiêu diệt vị khuẩn, thay vào đó nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để cá tự chống lại bệnh tật. Do vậy, cần hết sức theo dõi và điều chỉnh các yếu tố về môi trường, chất lượng nước, dinh dưỡng và những yếu tố khác. Cá rất dễ bị nhiễm bệnh một khi chúng bị căng thẳng do tác động của các yếu tố môi trường (cá khác đe doạ, nhiệt độ không thíc hợp hay thay đổi đột ngột…) cũng như nước dơ.

Bệnh nhiễm khuẩn nội: hầu hết các loại thuốc chữa bệnh nhiễm khuẩn đều chỉ có tác dụng bên ngoài. Do đó để chữa bệnh nhiễm khuẩn nội, chúng ta cần phải đưa thuốc vào BÊN TRONG cơ thể cá. Cách chữa trị thông dụng là cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc, cách khác nữa là chích thuốc cho cá nhưng người nuôi cá bình thường khó có khả năng làm theo cách này.

May mắn thay, một số loại kháng sinh đặc biệt có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào bên trong cơ thể cá chẳng hạn như Anti-Bacterial (hãng Aquarium Pharmaceuticals) và Maracyn-Two (hãng Mardel Labs - trị vi khuẩn gram âm)

Chia sẻ

Cá cảnh

Top 5 loại cá cảnh phong thủy tốt cho gia chủ
Top 5 loại cá cảnh phong thủy tốt cho gia chủ

3032 view | Thứ 6, 04/10/2019 | 08:00 GMT+7

Giá bán cá Koi là bao nhiêu?
Giá bán cá Koi là bao nhiêu?

1812 view | Thứ 5, 11/07/2019 | 11:40 GMT+7

Phòng trị một số bệnh thường gặp khi nuôi cá Koi
Phòng trị một số bệnh thường gặp khi nuôi cá Koi

1709 view | Thứ 5, 11/07/2019 | 10:26 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá cảnh không bị chết
Kỹ thuật nuôi cá cảnh không bị chết

2802 view | Thứ 5, 11/07/2019 | 08:00 GMT+7

Cách trồng củ đậu đơn giản hiệu quả
Cách trồng củ đậu đơn giản hiệu quả

30 view | Thứ 2, 31/03/2025 | 09:58 GMT+7

Lợn giống tăng giá chóng mặt, gần 3 triệu đồng/con
Lợn giống tăng giá chóng mặt, gần 3 triệu đồng/con

67 view | Thứ 4, 19/03/2025 | 10:01 GMT+7

Cách trồng lại cây hoa đỗ quyên sau Tết
Cách trồng lại cây hoa đỗ quyên sau Tết

59 view | Thứ 2, 10/03/2025 | 09:13 GMT+7

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa
Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

95 view | Thứ 3, 25/02/2025 | 09:01 GMT+7


TOP VIEW