Cách trồng tỏi Lý Sơn

Thứ 6, 02/03/2018 | 13:00 GMT+7

Tỏi Lý sơn mỗi năm chỉ trồng một vụ, thời vụ trồng từ tháng 9 đến tháng 10, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 3 năm sau. Chúng ta hãy cùng tham khảo cách trồng tỏi Lý Sơn để có thêm kinh nghiệm cho mình nhé.

1. Chuẩn bị trồng tỏi Lý Sơn:

Chọn đất:

Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp giàu mùn, chân vàn cao, dễ thoát nước, độ chua thích hợp 6 – 6,5. Đất làm kỹ lên luống ngay để tránh mưa, luống rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 0,3 m.

>>> Xem thêm: Cách trồng tỏi cô đơn năng suất cao

Cách trồng tỏi Lý Sơn

Tỏi giống:

Chọn những nhánh từ củ chắc. Trọng lượng củ 12 – 15 gr có 10 – 12 nhánh. Mỗi sào cần trung bình 35 kg tỏi giống. Phân loại nhánh trồng riêng để sau này tiện chăm sóc. Trước khi trồng ngâm nhánh tỏi từ 2 – 3 giờ.

Mật độ trồng:

Hàng x hàng: 14-15 cm; Cây x Cây: 6 – 7 cm

Cách trồng:

Găm đứng tép tỏi, phủ nhẹ một lớp cát mỏng, tránh tép tỏi tiếp xúc với phân bón lót.
Phân hữu cơ (phân chuồng, rong biển, xác thực vật ): 10 tấn/ha + 500 kg Urê + 200 kg sưper lân + 400 kg kali + 300 kg NPK/ha .

2. Chăm sóc tỏi Lý Sơn:

Việc trồng tỏi, hành nơi đây được bà con chú ý chăm bón hết sức cẩn thận. Cách một ngày lại tưới nước cho tỏi, mỗi ngày tưới 2 lượt sáng và chiều. Nguồn nước dùng để phục vụ việc trồng trọt được lấy từ những giến đào sâu dưới lòng đất. Nước ở đây xuất hiện ở độ sâu khoảng 9 đến 10m, nhưng là nguồn nước lợ.

Phun thuốc trừ sâu cho hành, tỏi và chăm sóc.

Xới xáo và làm cỏ: Sau khi cây mọc, gặp mưa lớn kéo dài nên xới xáo để tạo đất thông thoáng giúp rễ phát triển tốt và khi bón phân lần 1, 2 (cây tỏi còn nhỏ) cần xới xáo lấp phân và thường xuyên nhổ cỏ dại.

Vì có điều kiện tự nhiên khá đặc biệt nên tỏi nơi đây mang nét đặc trưng riêng, tỏi không có vị hôi, ăn rất mát và đặc biệt ở Lý Sơn có loại tỏi một nhánh (người ta thường gọi là tỏi cô đơn). Điều đặc biệt ở đây là bất cứ loại cây gì khi được đem về đây trồng, quả cũng sẽ cho vị ngọt, thơm hơn rất nhiều so với giống ban đầu, nhất là dưa hấu.

3. Thu hoạch tỏi Lý Sơn:

Sau trồng từ 120 – 140 ngày, lúc lá đã già gần khô tiến hành thu hoạch. Nhổ củ, giũ sạch đất, cắt rễ, chột, lấy củ đem phơi.

Thu hoạch về phơi ngay, phơi từ 18-20 nắng (nắng tốt), phơi khi nào tách củ thấy bên trong vỏ khô dòn là đưa vào bảo quản. Sau khi phơi, để củ dịu nhiệt mới cho vào bao bảo quản (không nên cho vào bao bảo quản khi củ tỏi còn nóng). Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Chia sẻ

Cây lấy củ

Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản trong chậu
Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản trong chậu

705 view | Thứ 6, 10/05/2019 | 13:18 GMT+7

Quy trình kỹ thuật trồng lạc đen
Quy trình kỹ thuật trồng lạc đen

1174 view | Thứ 4, 20/03/2019 | 13:16 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai môn
Tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai môn

1409 view | Thứ 4, 13/03/2019 | 10:00 GMT+7

Kỹ thuật bón phân cho khoai lang
Kỹ thuật bón phân cho khoai lang

1421 view | Thứ 4, 06/03/2019 | 08:07 GMT+7

Phòng trị bệnh thán thư hại khoai sọ
Phòng trị bệnh thán thư hại khoai sọ

829 view | Thứ 3, 05/03/2019 | 17:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

8 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

57 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

62 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Cây lấy củ


TOP VIEW