Mô hình nuôi cua trong thùng nhựa

Thứ 6, 24/11/2017 | 11:00 GMT+7

Năm 2008, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản Đại học Nha Trang, anh Nguyễn Trung Kiên (ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) về quê thực hiện ước mơ tìm giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa thủy sản.

Anh trăn trở trước thực trạng quy trình sản xuất và giống cây trồng, vật nuôi ở địa phương hiện nay phần lớn còn cũ kỹ, lạc hậu nên sản phẩm làm ra chất lượng không đồng đều, giá cả thiếu ổn định, đặc biệt là con cua biển, một loài thủy sản có thể thả nuôi quanh năm cùng với con tôm trong ao đầm. Đối với người nuôi quảng canh truyền thống, khi xổ lú, tôm, cua con nào đã chạy ra cống thì dù lớn hay nhỏ đều gom hết đem bán.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng

Mô hình nuôi cua trong thùng nhựa

Còn nếu bắt thả nuôi lại thường xảy ra sự cố. Trường hợp con cua còn ốp hay thường gọi là cua dạt, hoặc cua mới có gạch đém giá bán thường chỉ khoảng 50% so với loại chắc. Vì thế, khi thu hoạch được cua dạt, anh Nguyễn Trung Kiên không bán mà giữ lại nuôi tiếp. Ngoài ra anh còn thu gom thêm ở các hộ trong vùng để nuôi nâng lên thành phẩm.

Anh thả mỗi con trong một thùng nhựa, loại thùng đựng nước sơn, mỗi thùng đều có ống ôxy để chạy vào ban đêm và mỗi đêm cua đều được anh cung cấp cho một lượng ôxy cần thiết và một ít thức ăn (cá tạp hoặc ba khía, lịch, đẻn, tùy theo điều kiện thực tế). "Khoảng từ 10-15 ngày, cua từ hàng dạt sẽ nâng lên thành cua loại I.

Không như nuôi trong lồng hay trong lợp, nuôi cua trong thùng mình có thể theo dõi chính xác sức khỏe của cua hằng ngày. Mình biết con nào bỏ ăn, con nào ăn mạnh, yếu, hoạt động như thế nào, những con yếu mình bán, những con mạnh chừa lại, tuyển dần đi, lấp con khác vô, từ đó đàn cua phát triển đều, thu lợi nhuận ổn định, không sợ rủi ro, thất bát”, kỹ sư Nguyễn Trung Kiên đầy tự tin.

Sau hơn 3 tháng nuôi thử nghiệm nâng chất lượng cho cua mang lại thành công, kỹ sư Nguyễn Trung Kiên đang tiếp tục nghiên cứu sâu về tập tính cũng như quy luật cung cầu của con cua trên thị trường xuất khẩu, để tính toán mở rộng đầu tư.

So với các huyện khác trong tỉnh Cà Mau, con cua Đầm Dơi có chất lượng và giá thành cao hơn. Khách hàng từ Trung Quốc trực tiếp thu gom để xuất khẩu. Điều kiện môi trường thổ nhưỡng nuôi cua ở Đầm Dơi khá thuận lợi, con cua nuôi được quanh năm, nguồn giống dồi dào từ sinh sản nhân tạo. Thành công từ mô hình nuôi cua trong thùng nhựa của kỹ sư Nguyễn Trung Kiên đã mở ra một cách làm mới cho bà con nông dân Đầm Dơi.

Chia sẻ

Thủy sản nước ngọt

Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng

406 view | Thứ 4, 13/09/2023 | 13:29 GMT+7

Kỹ thuật nuôi Ốc Bươu đen thương phẩm
Kỹ thuật nuôi Ốc Bươu đen thương phẩm

342 view | Thứ 4, 02/08/2023 | 13:42 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả cao

389 view | Thứ 2, 31/07/2023 | 08:08 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá Chạch lấu thương phẩm trong ao đất
Kỹ thuật nuôi cá Chạch lấu thương phẩm trong ao đất

339 view | Thứ 6, 21/07/2023 | 09:56 GMT+7

Thủy sản nước ngọt


TOP VIEW