Những điều cần lưu ý khi nuôi cá nước ngọt

Thứ 6, 07/12/2018 | 11:39 GMT+7

Những mô hình nuôi cá nước ngọt hay nuôi cá trong ao cần chú ý những điều dưới đây.

Những loài cá được chọn nuôi ghép trong ao nước là những loài cá có tính ăn khác nhau (cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao thường được làm giàu thêm thông qua việc bón phân) và ăn các loại rau, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột ngô, bột cám từ sản phẩm nông nghiệp.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu Kỹ thuật nuôi cá tầm

Những điều cần lưu ý khi nuôi cá nước ngọt

Trong chăn nuôi cá nước ngọt, nếu chăn nuôi hiệu quả thì lãi lời về kinh tế sẽ lớn cao gấp nhiều lần so với nuôi trồng các loại cây con khác. Ảnh minh họa

Những nơi có tập quán nuôi từ trước chưa có điều kiện thâm canh thì nên sử dụng các đối tượng: Cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi Ẩn Độ, cá rô phi. Những nơi có điều kiện thâm canh, nuôi năng suất cao cần sử dụng các đối tượng: Cá chim trắng; cá rô phi đơn tính, cá chép lai, cá rô đầu vuông.

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đó là nguồn nước sạch, không gần nơi ô nhiễm. Ao được thiết kế chuẩn trong nuôi thủy sản có cống cấp và thoát nước. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát. Cống cấp cách đáy 0,8 - 1 m, cống thoát nước nằm sát đáy ao.

Chọn, thả con giống

Chất lượng con giống sẽ quyết định quá trình sinh trưởng phát triển của đàn cá sau này. Bởi vậy, bà con cần chọn cá giống đảm bảo chất lượng, đều con, bơi lội hoạt bát, không dị hình. Vây cá phủ kín, không mất nhớt, không xây xát, quy cỡ tiêu chuẩn khoảng 8 - 12 cm. Màu sắc cá tươi sáng, đặc trưng với từng loài.

Để phòng bệnh cho cá, trước khi thả giống cần tắm khử trùng cho cá trong dung dịch muối ăn nồng độ 2 - 3% trong 5 - 10 phút, thuốc tím nồng độ 0,001 - 0,002% (1 g thuốc tím hòa trong 50 - 100 lít nước sạch), trong 10 - 20 phút hoặc dung dịch CuSO4, nồng độ 0,5 - 0,7 g/m3 nước trong 20 - 30 phút.

Tùy vào hình thức nuôi, thả với mật độ khác nhau. Nuôi trong ao nước tĩnh (nuôi đơn hay nuôi ghép) thả với mật độ 1 - 2 con/m2 mặt nước. Nuôi ghép ao nước chảy thả khoảng 3 - 5 con/m2. Khi thả ghép, tùy vào điều kiện ao nuôi mà nên chọn đối tượng cho phù hợp. Ao có diện tích lớn hơn 1.000 m2, màu nước xanh lá chuối, phân chuồng nhiều nên nuôi cá mè là đối tượng chính.

Quản lý, chăm sóc đàn cá

Lựa chọn thức ăn cho đàn cá cần phải phù hợp theo độ tuổi, nên sử dụng toàn bộ thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn viên các tháng đầu và cuối, còn những tháng giữa vụ cho ăn thức ăn tự chế từ nguồn phụ phẩm tại chỗ và rau. Cá nhỏ cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao và giảm dần khi cá lớn. Cá nhỏ cho ăn với lượng 5 - 7% trọng lượng thân, cá lớn cho ăn 2 - 3% trọng lượng thân.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi bà con cần theo dõi môi trường nước, mức độ ăn của đàn cá để nhận biết những dấu hiệu phát sinh dịch bệnh. Định kỳ 20 - 30 ngày bà con tiến hành thay nước, xử lý môi trường ao nuôi bằng vôi hòa tan trong nước hoặc dùng đến chế phẩm sinh học.

Chia sẻ

Thủy sản nước ngọt

Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng

1492 view | Thứ 4, 13/09/2023 | 13:29 GMT+7

Kỹ thuật nuôi Ốc Bươu đen thương phẩm
Kỹ thuật nuôi Ốc Bươu đen thương phẩm

1374 view | Thứ 4, 02/08/2023 | 13:42 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả cao

757 view | Thứ 2, 31/07/2023 | 08:08 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá Chạch lấu thương phẩm trong ao đất
Kỹ thuật nuôi cá Chạch lấu thương phẩm trong ao đất

767 view | Thứ 6, 21/07/2023 | 09:56 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì

26 view | Thứ 7, 14/12/2024 | 13:43 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

90 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

108 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

98 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7


TOP VIEW