Phòng trị mọt số bệnh khi nuôi cá lóc bông

Thứ 4, 26/12/2018 | 16:54 GMT+7

Nuôi cá lóc bông thâm canh trong ao hoặc bè đều đặt năng suất khá cao, tuy nhiên trong quá trình nuôi người nuôi cần chú trọng phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá lóc bông để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas:

Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Vi khuẩn luôn có trong nước chứa nhiều chất hữu cơ, nhất là khi ao dư thừa thức ăn. Cá con dễ nhiễm bệnh hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80% số cá trong ao và bể ương. Khi cá nhiễm bệnh da sậm lại và vết này lan ra vùng bụng và các vùng phần khác trên cơ thể, xuất hiện từng mảng nhỏ trên thân , đuôi và vây bị hoại tử, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng, mắt phù và mờ đục, nội tạng hoại tử. Tỷ lệ chết rất cao khi cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng.

Để phòng bệnh, người nuôi không nuôi cá với mật độ quá cao, tránh làm cho cá bị sây sát khi kéo lưới hoặc đánh bắt kiểm tra, giữ cho môi trường nuôi không bị nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa và từ các nguồn nước thải công nghiệp…

Khi cá nhiễm bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cá, liều dùng 10ppm (10g/m3 nước) cho cá nuôi bè, xử lý lặp lại sau 3 ngày. Định kỳ tắm cho cá 2 tuần/lần. Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn liều lượng như sau: Streptomycin: 50 – 75 mg/kg thể trọng cá nuôi, trong 5 – 7 ngày. Hoặc Kanamycine 50 mg/kg thể trọng cá, liên tục trong 7 ngày. Ngoài ra, người nuôi cần tăng cường thêm Vitamin C trộn vào thức ăn, liều lượng 20 mg/kg thức ăn trong thời gian dùng thuốc trị bệnh. Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trên 4 mg/lít.

>>> Xem thêm: Phòng trị bệnh xuất huyết ở cá lóc

Phòng trị mọt số bệnh khi nuôi cá lóc bông

Bệnh đốm đỏ:

Do vi khuẩn Pseudomonas fluorescens gây nên. Bệnh xảy ra thường do các tổn thương trên da, do stress, mật độ thả nuôi quá cao hoặc do dinh dưỡng kém. Biểu hiện cá bị bệnh là xuất huyết trên da, bụng, quanh miệng, nắp mang; có thể chảy máu một vài chỗ trên thân, có thể bị tuột nhớt. Vi khuẩn có thể gây chết đến 70 – 80% số cá trong ao, trong bể ương. Để phòng trị bệnh, người nuôi dùng thuốc tím KMnO4 3 – 5 ppm để tắm cho cá bè. Dùng kháng sinh để điều trị trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

Bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Edwardsiellosis:

Do vi khuẩn Edwardsiellosis tarda gây ra. Bệnh thường xảy ra trong các tháng nóng, do nuôi mật độ cao, môi trường nước nuôi bị ô nhiễm. Khi bị bệnh, cá xuất hiện những vết thương trên lưng, sau đó chúng phát triển thành những khối u rỗng trên cơ, làm cho da bị mất sắc tố, sinh ra khí có mùi hôi và gây hoại tử vùng cơ chung quanh. Vây đuôi bị tưa rách và cá bơi lội khó khăn. Gan, thận, lách có nhiều đốm trắng.

Để phòng trị bệnh, người nuôi giữ sạch môi trường nuôi, giảm thấp mật độ nuôi, dùng vacxin phòng bệnh, có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn Aeromonas.

Bệnh sung phù và nổ mắt do vi khuẩn Streptococcus spp:

Streptococcus spp. là những vi khuẩn gram dương có dạng hình cầu hoặc hình trứng, không vận động được, chúng gây bệnh cho cá lóc, cá lóc bông và nhiều loài cá nước ngọt cũng như cá biển. Khi nhiễm bệnh, cá bơi lội lung tung không bình thường, da chuyển sang màu sậm, mắt mờ đục, sưng phù và có thể bị mù. Cá bị xuất huyết ở các vây, phần bụng, một số chỗ trên thân bị hoại tử, vùng tổn thương có các vòng đen xung quanh. Thận và lách bị sưng to, cá rất dễ bị chết.

Để phòng bệnh cho cá, người nuôi nên xác định nuôi ở mật độ vừa phải, quản lý thức ăn tốt, không để dư thừa thức ăn. Bổ sung vitamin C, D vào thức ăn với hàm lượng 10 – 15mg/kg thức ăn. Dùng kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

Bệnh trùng bánh xe Trichodina:

Thường xuất hiện ở những nơi nuôi mật độ dày và môi trường nuôi quá bẩn. Bệnh xuất hiện thường vào mùa mưa, nhiệt độ môi trường hạ thấp. Quan sát cá mắc bệnh, thấy có lớp nhớt màu trắng hơi đục, cá thường nổi đầu và tập trung nơi có nước chảy, cá thích cọ mình vào thành bè, cảm giác ngứa ngáy, đôi khi nhô đầu lên mặt nước. Do mang cá bị phá hủy nên cá thường lắc mạnh đầu rồi lờ đờ, đảo lộn và chìm xuống đáy rồi chết.

Để phòng trị bệnh, người nuôi cần giữ cho môi trường luôn sạch, mật độ cá ương nuôi không quá dày. Dùng muối ăn (NaCl) 2 – 3% tắm cho cá 5 – 15 phút.

Bệnh trùng quả dưa (Ichthyophthiriosis):

Trùng quả dưa ký sinh trên da, mang và vây của cá, trùng bám tập trung và phát triển thành các đám hạt tấm màu trắng, có thể thấy được bằng mắt thường. Bệnh thường gặp và gây chết ở cá giống. Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở.

Để phòng trị bệnh, người nuôi không thả mật độ quá dày. Không được thả cá có mang trùng bệnh lẫn với cá khỏe. Trước khi thả cá dùng hỗn hợp muối ăn (NaCl) và thuốc tím (KMnO4) để tắm cho cá, liều lượng 7 kg muối ăn + 4g thuốc tím/m3, tắm trong 10 – 15 phút.

Bệnh sán lá đơn chủ:

Bệnh do sán lá 16 móc (Dactylogyrus) và sán lá 18 móc (Gyrodectylus) ký sinh ở da, mang của cá. Tác hại nghiêm trọng nhất đối với cá hương và cá giống. Cá bị ký sinh thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. Mang bị viêm và tiết nhiều nhớt; tia mang rời ra; cá không hô hấp được và chết.

Để phòng bệnh, người nuôi không nên thả cá với mật độ quá dày. Khi cá bị bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) 20g/m3 tắm cho cá trước khi thả vào bè nuôi, trong thời gian 15 – 30 phút hoặc dùng muối 2 – 3% tăm trong thời gian 5 – 10 phút. Có thể dùng nước oxy già (H2O2) nồng độ 150 – 200 ppm tắm cho cá giống trong 1 giờ, sục khí mạnh trong khi tắm. Thường xuyên theo dõi chế độ ăn để điều chỉnh cho thích hợp.

Bệnh giun sán nội ký sinh:

Tác nhân gây bệnh là các loài giun đầu móc (Acanthocephala), sán dây (Bothricephalus) và giun tròn(Philometra). Bệnh giun sán nội ký sinh trong ruột cá làm cá chậm lớn, gầy yếu, ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Đôi khi gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật hoặc thủng ruột của cá và làm cá chết.

Để phòng, trị bệnh, người nuôi định kỳ vệ sinh ao, bè cá, có thể dùng các loại thuốc để tẩy giun sán trộn vào thức ăn cho cá ăn.

Bệnh trùng mỏ neo (Lernaea):

Do các loài thuộc giống Lernaea gây ra. Trùng ký sinh và hút chất dinh dưỡng của cá làm viêm loét da, mang, vây, gây ra các vết thương, tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,… xâm nhập. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa, gây thiệt hại cho cá hương, giống và cả cá thịt.

Để phòng bệnh, người nuôi cần luôn giữ vệ sinh cho ao, bè cẩn thận, sạch sẽ trong quá trình nuôi. Chọn cá giống kỹ và không có trùng mỏ neo đeo bám. Trước khi thả giống phải tắm nước muối 3% cho cá trong 10 phút. Khi phát hiện cá nhiễm bệnh, dùng thuốc tím 10 – 25g/m3 tắm trong 1 giờ. Có thể dùng lá xoan ngâm trong bè liều lượng 0,3 – 0,5 kg/m3 nước.

Bệnh rận cá:

Do các loài thuộc giống Argulus gây ra, chúng có hình dạng giống như con rận nên gọi là rận cá. Chúng ký sinh bám trên da cá, hút máu cá đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập và gây bệnh cho cá nuôi. Khi cá nhiễm bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 10g/m3  tắm hoặc ngâm trong 1 giờ.

Chia sẻ

Thủy sản nước ngọt

Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản trong bể xi măng

1459 view | Thứ 4, 13/09/2023 | 13:29 GMT+7

Kỹ thuật nuôi Ốc Bươu đen thương phẩm
Kỹ thuật nuôi Ốc Bươu đen thương phẩm

1352 view | Thứ 4, 02/08/2023 | 13:42 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả cao

737 view | Thứ 2, 31/07/2023 | 08:08 GMT+7

Kỹ thuật nuôi cá Chạch lấu thương phẩm trong ao đất
Kỹ thuật nuôi cá Chạch lấu thương phẩm trong ao đất

682 view | Thứ 6, 21/07/2023 | 09:56 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

60 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

91 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

80 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

105 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7


TOP VIEW